top of page

Giúp đọc Kinh Thánh - Xuất Ai Cập Ký 6

Đã cập nhật: 15 thg 7, 2023

Đọc Sách Xuất Ai Cập Ký tại 'đây'.

(6:3) Áp-ra-ham đã biết đến Đức Chúa Trời dưới danh xưng nào?

Trước đây, Đức Chúa Trời chủ yếu được biết đến với danh xưng là Ên Sa-đai (El-shaddai, xem chú thích Đức Chúa Trời Toàn Năng), nhấn mạnh vai trò của Đức Chúa Trời là đấng chu cấp và bảo tồn. Ên Sa-đai không tương thích với danh Gia-vê (Yahweh), nhưng danh xưng mới này đã tiết lộ một cách hiểu mới về đặc tính của Đức Chúa Trời – một nhận thức gần gũi hơn giữa Đức Chúa Trời và con dân của Ngài. Một số nghĩ rằng danh xưng Gia-vê xuất hiện sớm hơn trong Kinh Thánh bởi vì Môi-se đã bao gồm sự hiểu biết toàn diện hơn của ông về Đức Chúa Trời trong những lời ông viết, tuy điều này sẽ vượt trên sự hiểu biết và cái nhìn của những người mà Môi-se viết về (Xem ví dụ như Sáng Thế. 17:1). Số khác đề nghị rằng tuy họ biết về danh xưng của Chúa, họ không hiểu ý nghĩa về bản chất và những đặc tính của Đức Chúa Trời. Xem mục Tại sao người ta bắt đầu cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va vào thời điểm đó? (Sáng Thế. 4:26).

(6:3) Một danh tính mới cho Đức Chúa Trời có tầm quan trọng như thế nào?

Môi-se có vẻ như đã dùng nhiều danh xưng của Đức Chúa Trời với những phẩm chất đặc trưng đa dạng để truyền đạt những chân lý cụ thể trong lời ông viết. Sự thay đổi sang một danh xưng mới cho Đức Chúa Trời có thể đã báo hiệu cho sự khởi đầu của mối quan hệ cá nhân giữa Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên; sự hiện diện thiêng liêng sẽ làm ứng nghiệm lời hứa được lập với Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Xem chú thích trước.

(6:6) Ta sẽ giơ thẳng tay, dùng sự đoán phạt nặng nề mà chuộc các con

Cánh tay giơ thẳng ra thể hiện vai trò chủ động mà Đức Chúa Trời sẽ thực hiện trong sự đoán phạt dân Ai Cập và cứu chuộc dân Y-sơ-ra-ên.

(6:8) Ta đã thề

Dịch từ bản Kinh Thánh tiếng Anh NIV: Ta đã thề với cánh tay đưa lên. Cũng như ngày hôm nay, cánh tay đưa lên gắn liền với việc tuyên thệ. Điều này bảo đảm rằng lời của Đức Chúa Trời sẽ được làm thành.

(6:14-27) Tại sao phải duyệt lại dòng dõi của Môi-se?

Gia phả này làm gián đoạn câu chuyện về cuộc đối thoại đang tiếp diễn giữa Môi-se và A-rôn với Pha-ra-ôn. Môi-se có lẽ đã thêm vào bảng phả hệ này để tạo cơ sở cho chuyện gì đã xảy ra để khiến cho họ trở nên lãnh đạo của dân Y-sơ-ra-ên. Một số nghĩ rằng danh sách này cho thấy dòng dõi thầy tế lễ của Môi-se và A-rôn là lý do để họ được chọn để lãnh đạo. Nhưng khả dĩ hơn là danh sách này đã chỉ ra điều ngược lại. Sự lựa chọn của Đức Chúa Trời không có liên quan gì đến khả năng tự nhiên hay danh hiệu cao quý, nên không thể nói là cả Môi-se và A-rôn đã nhận được sự ưu đãi đặc biệt. Chỉ bởi ân điển của Đức Chúa Trời mà họ đã được chọn để lãnh đạo.

(6:20) Cưới cô mình có phải là đã loạn luân không?

Trước khi Đức Chúa Trời ban luật pháp cho Môi-se, việc cưới hỏi các cô dì và chị em được cho phép. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những từ ví dụ như con trai, chỉ đến hậu duệ, chứ không nhất thiết là con đẻ. Ở tình huống này, Am-ram có thể đã cưới một người họ hàng xa chứ không phải là một người cô.

Comments


©2021 by Bầy Nhỏ. Created with Wix.com

bottom of page