Đọc Sách Xuất Ai Cập Ký tại 'đây'.
(34:6-7) Tại sao Đức Chúa Trời lại chiều ý Môi-se một cách kịch tính như vậy?
Đức Giê-hô-va đã cho Môi-se biết đến sự hiện diện của Ngài một cách rất ấn tượng. Nhưng đây không chỉ là một sự ra mắt bình thường. Đức Chúa Trời cũng đã trình bày cho Môi-se một danh sách kéo dài về những đặc tính của chính Ngài (34:6-7). Những phân đoạn này, gần như là căn bản của Thần học (một khóa học ngắn về Đức Chúa Trời), được nhắc lại nhiều lần xuyên suốt Cựu Ước. Mặc khải được ban cho Môi-se đã trở thành nền tảng của giao ước.
(34:6-7) Tại sao Đức Chúa Trời lại phạt con cháu vì tội của tổ phụ?
Rất khó để chúng ta ngày hôm nay cảm hiểu được sự gắn kết mạnh mẽ của gia đình trong văn hóa truyền thống thời Cựu Ước – cả tốt lẫn xấu. Kinh Thánh thường nhắc đến sự biến đổi của cả gia đình, chỉ ra rằng sự ban phước được kinh nghiệm bởi các bậc trưởng lão đồng thời cũng được kinh nghiệm bởi các con cháu. Trong xã hội hiện đại của chúng ta cũng không thể tránh khỏi điều này. Ví dụ như hiệu ứng gây hại của việc lạm dụng trẻ em, có thể được theo dõi từ thế hệ này của gia đình sang thế hệ tiếp nối. Xem mục: Đức Chúa Trời có phạt con cháu vì tội lỗi của cha ông không? (Dân-số. 14:18).
(34:14) Danh Ngài là Đấng kỵ tà; Ngài thật là một Đức Chúa Trời kỵ tà
Từ Hê-bơ-rơ cho kỵ tà đôi khi được dịch là ghen tuông. Sự ghen tuông của Đức Chúa Trời xuất nguồn từ tình yêu, từ sự quan tâm quên mình để dành những gì tốt nhất cho những người mà Ngài chăm sóc. (So sánh với sự ghen tuông của Phao-lô trong 2 Cô. 11:2) Vì thế, Đức Chúa Trời yêu cầu sự hiến dâng của chúng ta chỉ dành riêng cho Ngài mà thôi.
(34:20) Đi tay không
(34:29) Tại sao mặt của Môi-se không rực sáng trong lần 40 ngày đầu tiên?
Một số nghĩ rằng sự sáng rực này là vinh quang mà Môi-se đã cầu nguyện cho trong lần 40 ngày thứ hai của ông (33:18). Số khác tin rằng cơn giận của Môi-se khi ông đi xuống núi lần đầu (32:19) đã triệt tiêu bất kì vinh quang nào mà có thể đã hiện trên mặt ông. Khi Môi-se đi xuống núi lần thứ hai, ông đã không nổi giận.
LIÊN KẾT KINH THÁNH (34:33) Lấy lúp che mặt lại
Phân đoạn được xem bởi Phao-lô như là một minh họa cho bản chất tạm thời của giao ước cũ và sự vĩnh cửu của giao ước mới. Xem 2 Cô. 3:7-18.
(34:33) Tại sao Môi-se lại che mặt mình sau khi ngưng nói chuyện?
Môi-se không muốn dân sự thấy vinh quang phai tàn đi (2 Cô. 3:13), để cho họ tiếp tục vinh danh ông là đại diện của Đức Chúa Trời và ít có trở lại việc thờ thần tượng.
Comments