Giúp đọc Kinh Thánh - Xuất Ai Cập Ký 31
- Bầy Nhỏ
- 2 thg 12, 2023
- 2 phút đọc
Đã cập nhật: 13 thg 12, 2023
Đọc Sách Xuất Ai Cập Ký tại 'đây'.

(31:3) Bết-sa-lê-ên đã được đầy dẫy Thần như thế nào?
Bết-sa-lê-ên đã được trang bị với kĩ năng và am hiểu vượt trội về thủ công và mỹ nghệ (xem c. 6 và 36:2). Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời thường xuyên ban sự xức dầu đặc biệt của Thần Ngài vì mục đích thủ công, kiến trúc, tiên tri (1 Sa-mu-ên 10:10), và lãnh đạo (Quan Xét. 6:34). Sự xức dầu này không nên bị nhầm lẫn với việc Đức Thánh Linh ở trong mỗi người của thời Tân Ước. Tuy nhiên, điều này có thể cung cấp phép so sánh song song với một số phân đoạn trong Lu-ca và Công-vụ các Sứ-đồ, khi một cá nhân được đầy dẫy Thánh Linh cho một việc cụ thể.
(31:13) Làm thế nào ngày sa-bát có thể làm một dấu hiệu?
Bằng việc vâng giữ ngày nghỉ sa-bát, người Y-sơ-ra-ên cho thấy rằng họ có một mối quan hệ đặc biệt với Đức Giê-hô-va (6:4). Ngày sa-bát mỗi tuần được dùng làm lời nhắc nhở thường xuyên rằng Đức Chúa Trời đã khiến họ trở nên một dân tộc thánh.
(31:14-15) Những luật về ngày sa-bát có áp dụng cho tín đồ Tân Ước không?
Một số người cẩn thận vâng giữ ngày sa-bát hơn, còn những người khác cho rằng nguyên tắc phía sau ngày sa-bát quan trọng hơn là những chi tiết cụ thể. Xem mục Là Chúa của ngày Sa-bát, có phải Chúa Giê-xu đã thay đổi luật lệ? (Lu-ca 6:2-5).
(31:18) Tại sao có hai bảng thay vì một?
Nhiều người nghĩ rằng một trong các bảng là bản sao, và toàn bộ văn bản giao ước được ghi lại hết trên một bảng. Đi theo kiểu mẫu của thỏa thuận giao ước cổ đại, mỗi bên sẽ giữ một bản sao, một bản cho Đức Chúa Trời và một bản cho Y-sơ-ra-ên. Trong trường hợp này, cả hai bản đều được giữ bên trong Hòm Giao Ước (25:21).
Comments