Đọc Sách Xuất Ai Cập Ký tại 'đây'.
(28:1-40) Tại sao y phục phải tỉ mỉ đến vậy?
Ý định của Đức Chúa Trời là cho lễ phục của thầy tế lễ đem lại sự trang trọng và vinh dự (cc. 2,40). Thiết kế công phu nhằm nâng tầm của thầy tế lễ trong đôi mắt của dân sự. Lễ phục cũng có thể giúp dân sự xem trọng sự thờ phượng Đức Chúa Trời như là một đặc ân đáng kính và bí ẩn.
(28:6) Ê-phót là gì?
Ê-phót là một y phục cụt tay làm từ sợi gai dệt mịn. Ở một số ví dụ trong Cựu Ước, từ này được dùng để miêu tả một vật để thờ (Các Quan Xét 8:27).
(28:12) Trước mặt Đức Giê-hô-va như một kỷ niệm
A-rôn sẽ mang tên của 12 con trai của Y-sơ-ra-ên trên vai mình để cho thấy rằng ông, với tư cách là thầy tế lễ thượng phẩm, đại diện hết thảy dân sự Y-sơ-ra-ên trước mặt Đức Giê-hô-va. Điều này nhằm nhắc nhở A-rôn và người Y-sơ-ra-ên rằng ông phụng sự trong Đền Tạm thay mặt cả 12 chi phái.
(28:17-20) Những viên ngọc này có tầm quan trọng gì?
Tuy rất khó để có thể xác định một cách chắc chắn nhận dạng chính xác của những viên ngọc từ văn bản Hê-bơ-rơ cổ đại, điều rõ ràng là từng viên đều rất quý giá, cho thấy giá trị mà Đức Chúa Trời đặt vào con dân Ngài. Mỗi viên ngọc có tên của một trong các chi phái Y-sơ-ra-ên khắc trên nó: ngọc mã não – Ru-bên, ngọc hồng bích – Si-mê-ôn, ngọc lục bửu – Lê-vi , ngọc phỉ túy – Giu-đa, ngọc lam bửu – Y-sa-ca, ngọc kim cương – Sa-bu-lôn, ngọc hồng bửu – Đan, ngọc bạch mã não – Nép-ta-li, ngọc tử tinh – Gát, ngọc hoàng bích – A-se, ngọc hồng mã não – Giô-sép, bích ngọc – Bên-gia-min.
(28:30) U-rim và Thu-mim
Thiết bị mà thầy tế lễ có thể dùng để xác định ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúng có thể là thẻ thăm hoặc ngọc thiêng, được rút hoặc gieo như xúc xắc để xác định câu trả lời “đúng” hoặc “sai” từ Đức Chúa Trời.
(28:35,42-43) Tại sao phải đeo chuông và mặc đồ lót bằng vải gai?
Chuông và đồ lót bằng vải gai là một phần của lễ phục mặc bởi thầy tế lễ thượng phẩm, mà tổng thể giúp tách biệt và bảo vệ người. Những chi tiết thuộc thể này có vẻ biểu tượng cho tình trạng thuộc linh bên trong của thầy tế lễ. Nếu như không có những che chắn đó, thầy tế lễ sẽ “trần truồng” về phần thuộc linh, thiếu tư cách để phụng sự trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời thánh khiết. Theo một truyền thống, tiếng chuông kêu liên tục cho người bên ngoài biết thầy tế lễ vẫn đang phục vụ bên trong Nơi Thánh. Nếu tiếng chuông này ngừng lại, họ sẽ biết rằng sự ăn năn của thầy tế lễ đã không thỏa đáng và người đã chết vì tội lỗi của mình. Đồng thời xem mục Tại sao lại mặc đồ lót bằng vải gai? (Lê-vi. 6:10).
(28:42-43) Tại sao lại có một luật đời đời về đồ lót bằng vải gai?
Đức Chúa Trời đã thiết lập luật đời đời này để đối phó với ngoại giáo vào thời điểm đó, điều này có liên quan đến một số lễ nghi về sự trần truồng cụ thể nào đó. Để tách biệt thầy tế lễ khỏi những phong tục như vậy và khuyến khích sự thanh sạch trong sự thờ phượng của họ, Đức Chúa Trời chỉ dẫn thầy tế lễ phải che đậy sự trần truồng của mình (xem 20:26). Ngoài việc đảm bảo sự khiêm tốn theo nghĩa đen, đồ lót bằng vải gai đồng thời cũng là biểu tượng cho sự che đậy về phần thuộc linh cho xác thịt hay dục vọng trần tục (xem Cô-lô-se 3:5-10).
Comentários