Đọc Sách Xuất Ai Cập Ký tại 'đây'.
(24:1,9) Na-đáp và A-bi-hu
Hai con trưởng nam của A-rôn, người mà sau này được phong chức thầy tế lễ (28:1). Họ được biết đến nhiều nhất từ việc dâng một thứ lửa lạ trước mặt Đức Giê-hô-va và chết vì hậu quả của tội lỗi họ (Lê-vi Ký 10:1-2).
(24:4) Chuyện gì đã xảy ra với những cuốn sách mà Môi-se viết?
(24:6,8) Tại sao cần phải xác nhận giao ước bằng máu?
Huyết có thể có nhiều nghĩa khác nhau: trên bàn thờ nó có thể tượng trưng cho sự tha thứ của Đức Chúa Trời (xem Lê-vi. 17:11); trên người nó có thể tượng trưng cho cái chết đến với những người phá vỡ giao ước (xem Sáng-thế. 15). Lễ nghi dùng huyết từ lâu đã làm long trọng hóa giao ước trong nhiều nền văn hóa, nhưng truyền thống ngoại giáo đã làm bại hoại phong tục này sau khi con vật đầu tiên chết vì tội lỗi của con người (Sáng-thế. 3:21). Về sau cùng, huyết chỉ đến cái chết của Đấng Christ, điều mà đã khởi xướng giao ước mới (xem Ma-thi-ơ 26:28). Xem mục Làm thế nào huyết có thể chuộc tội được? (Lê-vi Ký 17:11).
(24:7) Quyển sách giao ước
Môi-se viết lại những gì Đức Chúa Trời phán với ông để dân sự có thể thông qua những điều khoản cụ thể của thỏa thuận. Những đoạn ngay trước đó (20:22–23:33) làm thành Quyển Sách chính thức. Có thể điều này được xem là giảng giải Mười Điều Răn (20:1-17). Sau này, sách Phục-truyền Luật-lệ Ký sẽ cung cấp thêm bình luận về giao ước.
(24:9-11) Chúng ta có thể thấy Đức Chúa Trời mà vẫn sống không?
Miêu tả này về cuộc gặp của họ với Đức Chúa Trời hằng sống chỉ là nói chung thôi, không phải chính xác. Bởi vì không ai có thể thấy được sự vinh hiển trọn vẹn của Đức Chúa Trời mà sống cả, họ chắc hẳn chỉ có được một cái nhìn thoáng qua thôi. Xem mục Làm thế nào Môi-se có thể trò chuyện với Đức Chúa Trời mặt đối mặt được? (33:11).
Comments