top of page
Ảnh của tác giảBầy Nhỏ

Giúp đọc Kinh Thánh - Xuất Ai Cập Ký 21

Đã cập nhật: 3 thg 8

Đọc Sách Xuất Ai Cập Ký tại 'đây'.

(21:2) Tại sao một số người Hê-bơ-rơ lại sở hữu người Hê-bơ-rơ?

Tuy họ đều là nô lệ ở Ai Cập và giờ đã được thả tự do, Môi-se cho phép một loại hình đại khái như nô lệ tự nguyện tiếp tục. Một cá nhân có thể bán sự phục vụ của mình lên đến sáu năm để trả nợ hoặc bồi thường. Nô lệ Hê-bơ-rơ thường được coi là nhân công nhiều hơn. Vào năm thứ bảy, nợ của họ được hủy, và họ nhận lại sự tự do của họ.

(21:4-6) Tại sao lại bắt người đầy tớ chọn giữa tự do và gia đình?

Điều này sẽ dễ hiểu hơn với chúng ta nếu ta có thể nhìn qua thấu kính văn hóa của họ. Phong tục của họ yêu cầu người đàn ông phải “mua” một người vợ bằng cách trả giá nàng dâu cho cha của nàng. Tuy nhiên, nếu một người chủ nô mua một nàng dâu cho người đầy tớ của họ, về lý thuyết thì nàng thuộc về người đã trả giá mua. Chính sách này có vẻ khắc nghiệt, nhưng nó được làm nhẹ đi bởi những quy định khác (xem 21: 8, 11, 26-27; Lê-vi. 25).

(21:6) Tại sao lại đánh dấu một người đầy tớ trọn đời bằng cách xỏ lỗ tai?

Một số người nghĩ rằng phong tục này có ý nghĩa biểu tượng: Người nô lệ sẽ gắn liền một cách vật lý với trụ cửa nhà của người chủ, để tượng trưng cho sự gắn bó về cảm xúc của họ cho nơi đó. Tai xỏ lỗ cũng có thể có vòng tai hay thứ gì đó để nhận diện người mà họ thuộc về.

(21:7-11) Tại sao một người cha lại bán con gái mình làm đầy tớ?

Tuy tập tục này mâu thuẫn với cái nhìn của chúng ta về nhân quyền, vào thới đó điều này cung cấp cho một người con gái sự bảo vệ khỏi những ngược đãi thường thấy trong văn hóa dân ngoại. Giao ước hôn nhân đảm bảo rằng người con rể có phương tiện và tấm lòng để lo cho người vợ mới của chàng. Những chi tiết trong giao ước chắc chắn cho nàng thức ăn, quần áo, quyền trong hôn nhân, và – trong trường hợp bị ngược đãi hay bỏ bê – sự tự do. Sự bảo vệ như vậy đặc biệt quan trọng đối với những người con gái mà sẽ làm nàng hầu vì họ có thể bị lu mờ bởi người vợ chính.

(21:12-17) Tại sao giết chóc lại cần thêm giết chóc?

Xem mục Tại sao giết chóc lại cần thêm giết chóc? (Sáng-thế. 9:6). Đồng thời xem mục Tại sao nên giết một kẻ sát nhân? (Phục. 19:13). Một số người tin rằng Chúa Giê-xu sau này đã thay đổi cách thức luật hình sự được thực thi (xem Ma-thi-ơ 5: 21-22, 38-39). Xem thêm Tại sao chỉ người không có tội được ném viên đá đầu tiên? (Giăng 8:7).

(21:17) Tại sao lại xử tử một người vì họ nguyền rủa cha mẹ mình?

Những lời nguyền rủa được xem không chỉ là những lời nói vô bổ: Nó nhằm sự gây hại và thù hằn đối với một người, thậm chí tấn công hình ảnh của Đức Chúa Trời bên trong người đó. Kết quả là, nguyền rủa cha mẹ mình, cùng với việc đánh họ, được xem là tương đương với tội giết người (cc. 12-15) và sẽ bị trừng phạt thích đáng. Để biết thêm về nguyền rủa, xem mục Những lời chúc phước và nguyền rủa như vậy có hiệu nghiệm không? (Dân-số. 23:11) và mục Lời nguyền rủa thực sự có quyền năng không? (Các Quan Xét 9:57).

(21:20-21) Vì nô lệ đó vốn là tài sản của chủ

Xem mục: Tại sao Kinh Thánh không lên án chế độ nô lệ? (1 Phi-e-rơ 2:18-21).

(21:22-23) Tại sao làm hư thai cần phải bị phạt?

Bởi vì đã gây thiệt hại. Hư thai nguyên văn bản Kinh Thánh tiếng anh NIV là sinh non, nên có thể là em bé còn sống hoặc thai chết non – có vẻ lý giải cho phạm vi rộng của hình phạt. Nhiều người nghĩ rằng hình phạt này là bởi vì đã làm tổn thương bào thai, không phải người mẹ. Một cái nhìn cổ đại khi nói không gây thương tổn gì khác có thể đang đề cập tới không gây tổn thương cho thai nhi. Nếu vậy, gây tổn thương cho bào thai chưa phát triển thì phải bồi thường, nhưng gây tổn thương cho thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh thì phải bị trừng phạt phù hợp với thiệt hại đã gây ra.

(21:23-25) Chúng ta có nên đòi hỏi mắt đền mắt, răng đền răng?

Phương thức tiếp cận trừng phạt một cách cân bằng này là một sự tiến bộ vượt bậc so với các hệ thống pháp luật khác của Trung Đông cổ đại. Thậm chí vào ngày nay, nguyên lý này có thể có hiệu quả trong xét xử tư pháp: “xe đền xe” – không nhiều hơn, không ít hơn – điều này sẽ đặt giới hạn trên bồi thường thiệt hại, hạn chế trả thù ác ý và tham lam. Tất nhiên, luật yêu thương của Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ 5:38-39) vượt trên những quy định cơ bản này của Cựu Ước.

(21:28) Tại sao không được ăn thịt của con bò đã húc chết người?

Có lẽ vì hai lý do: (1) Ăn thịt mang lại bởi sự thiệt mạng của một người sẽ làm suy giảm đi sự mất mát thảm khốc của tính mạng con người; không nên có sự thu lợi bởi cái chết của một người. (2) Con bò bị ném đá chết sẽ không được rút máu đúng cách và bởi vậy không thanh sạch về lễ nghi và không phù hợp để ăn.

תגובות


bottom of page