Đọc Sách Xuất Ai Cập Ký tại 'đây'.
(20:1-17) Tất cả những luật pháp này có áp dụng cho Cơ Đốc nhân không?
Trong Chúa Giê-xu, luật pháp được hoàn tất lẫn bãi bỏ. Xem mục Luật Pháp được hoàn tất bằng cách nào? (Ma-thi-ơ 5:17:18); Có phải Tin Lành đã thay thế Luật Pháp và Lời Tiên Tri không? (Lu-ca 16:16-17) và mục Có phải Chúa Giê-xu đã bãi bỏ Luật Pháp Cựu Ước hay hoàn tất chúng? (Ê-phê-sô 2:15). Vì thế, Cơ Đốc nhân không còn sống dưới những nghi lễ và luật dân sự được nêu ra, bắt đầu từ Xuất Ai Cập 21. Nhưng Mười Điều Răn thì khác – chúng tiết lộ đặc tính của Đức Chúa Trời, những gì Ngài đặt giá trị và kỳ vọng của Ngài cho những mối quan hệ của con người. Mười Điều Răn là chân lý vĩnh cửu.
(20:4-5) Tại sao phải trừng phạt con cháu vì tội lỗi của tổ tiên chúng?
Tội lỗi có hậu quả lan truyền – ví dụ như con trẻ bị ảnh hưởng bởi cha mẹ nghiện rượu, và nhiều nạn nhân bị lạm dụng lại trở thành kẻ lạm dụng người khác. Người Y-sơ-ra-ên, với tình đoàn kết mạnh mẽ của họ, biết rằng điều thiện và điều ác ảnh hưởng cả gia đình, không chỉ những cá nhân. Họ nhận ra hiệu ứng lan truyền của tội lỗi trãi qua các thế hệ. Đồng thời xem thêm mục: Tại sao Đức Chúa Trời lại để trẻ em vô tội phải chịu đau khổ? (Ca-thương 2:11-12).
(20:7) Làm thế nào danh Đức Chúa Trời có thể bị lạm dụng?
Khi đưa ra lời thề một cách vô trách nhiệm hoặc bất kính. Những cách khác bao gồm lời lẽ tục tĩu và “gọi danh” Đức Chúa Trời vì lợi ích riêng hoặc thao túng người khác. Sau này, người Do Thái đã diễn giải điều răn này là không được nói ra danh Đức Chúa Trời chút nào cả. Nếu như khi đọc Thánh Kinh và họ gặp phải danh Đức Chúa Trời là Yahweh (Đức Giê-hô-va), họ sẽ thay thế bằng từ Adonai (Chúa).
(20:8-11) Cơ Đốc nhân có nên tuân giữ ngày sa-bát?
Xem mục Là Chúa của ngày sa-bát, có phải Chúa Giê-xu đã thay đổi luật lệ? (Lu-ca 6:2-5).
LIÊN KẾT KINH THÁNH (20:1-17)
Một lời tường thuật tương ứng của Mười Điều Răn được tìm thấy trong Phục-truyền. 5:6-21.
(20:24) Bất cứ nơi nào Ta tỏ danh Ta để ghi nhớ
Những địa điểm Đức Chúa Trời chấp thuận làm nơi để thờ phượng. Đức Chúa Trời sẽ chỉ chọn nhưng nơi cụ thể để dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng (Phục-truyền. 12:5; 16:6), khác với người dân Ca-na-an thường xây dựng biết bao đền riêng cho Ba-anh, A-sê-ra và những thần ngoại khác. Khi người Y-sơ-ra-ên dựng bàn thờ riêng, việc thờ thần tượng sẽ thường đi theo.
(20:24) Tại sao Đức Chúa Trời lại cần sự dâng tế lễ hy sinh?
Nhiều người băn khoăn rằng làm cách nào Đức Chúa Trời được vinh danh khi giết một con vật. Mấu chốt của hệ thống hy sinh sẽ không được tìm thấy trong con vật – hay trong sự dâng tặng lễ chay, dầu và rượu nho – những của lễ được dùng trong nhiều lễ dâng thời Cựu Ước.
Trái lại, khái niệm then chốt là đây: Sự thánh khiết yêu cầu tội lỗi không được bỏ qua. Sai phạm phải được xử lý. Ai đó phải trả giá. Tế lễ hy sinh là cách Đức Chúa Trời giảng dạy chân lý thuộc linh này cho con dân Ngài.
Có khái niệm then chốt chứ hai: Sự vô tội có thể thay thế cho sự có tội. Đức Chúa Trời cho phép sự trả giá đền tội thay cho một người khác. Trong Cựu Ước, sự trả giá này là của lễ hy sinh bằng con vật hay thực phẩm. Khi dâng lên trong đức tin, điều này chỉ đến sự hy sinh cuối cùng: Đấng Christ chết vì tội lỗi của thế gian (Hê-bơ-rơ 10:1-10).
Dâng tế lễ còn bao gồm cả việc dâng thứ gì có giá trị như là một biểu hiện của lòng biết ơn đối với Đức Chúa Trời, cũng như người hiện nay dâng tiền để công nhận rằng Đức Chúa Trời là nguồn gốc của tất cả những gì chúng ta có. Người thời Cựu Ước dâng cho Đức Chúa Trời những gì tốt nhất trong bầy đàn và cánh đồng của họ để bày tỏ sự biết ơn cho sự chu cấp của Ngài.
Cuối cùng, hệ thống hy sinh đồng thời cũng thực hiện một chức năng cộng đồng quan trọng. Cũng như Hội Thánh Tân Ước mừng Tiệc Thánh (vinh danh Đấng Christ hy sinh) là một phần của bữa tiệc yêu thương (Giu-đê 1:12), sự dâng sinh tế được thực hiện trong Cựu Ước thường là một phần của bữa ăn cộng đồng.
Khác xa với sự tiêu diệt con vật một cách phí phạm, các thực phẩm dâng làm của lễ thường được dùng bởi các thầy tế lễ hoặc bởi cả cộng đồng thờ phượng. Đồng thời xem mục: Tại sao lại cần nhiều máu như vậy để thờ phượng? (29:11-21) và mục Tại sao lại giết động vật để thờ phượng Đức Chúa Trời? (Lê-vi. 1:1).
(20:25) Tại sao dụng cụ lại làm cho bàn thờ bị ô uế?
Xem mục Tại sao lại cần đá nguyên khối để lập bàn thờ? (Giô-suê 8:31).
(20:26) Làm cách nào thân thể có thể bị hở hang bởi bậc thang trước bàn thờ?
Tôn giáo của dân ngoại thời đó thường có bàn thờ với các bậc thang. Khi không cho phép loại kiến trúc này, khả năng người Y-sơ-ra-ên đưa ngoại giáo vào trong sự thờ phượng của họ sẽ ít hơn. Câu này có thể đang đề cập đến nghi lễ mại dâm hay diễn ra ở bàn thờ ngoại giáo. Đồng thời xem mục Tại sao phải đeo chuông và mặc đồ lót bằng vải gai? (28:35) và mục Tại sao lại có một luật đời đời về đồ lót bằng vải gai? (28:42-43).
Comments