top of page
Ảnh của tác giảBầy Nhỏ

Giúp đọc Kinh Thánh - Xuất Ai Cập Ký 17

Đã cập nhật: 16 thg 11, 2023

Đọc Sách Xuất Ai Cập Ký tại 'đây'.

(17:2) Muốn nước uống có gì sai?

Tội của dân Y-sơ-ra-ên không phải ở mong muốn nước uống của họ, mà do thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời. Tuy Đức Chúa Trời đã chứng tỏ rằng Ngài có thể cung cấp nước (15:25), bánh (16:15) và thịt (16:13), dân chúng nhanh chóng chống cự sự lãnh đạo của Môi-se và nghi ngờ sự chăm sóc của Đức Chúa Trời.

(17:8) A-ma-léc

Hậu duệ của một trong các cháu trai của Ê-sau. Họ là dân du mục dữ tợn, sinh sống bằng việc cướp bóc các bộ lạc khác và thường lấy chém giết làm thú vui.

(17:9) Tại sao Môi-se lại chọn Giô-suê?

Đây là lần đầu tiên tên của Giô-suê xuất hiện. Dữ kiện Đức Chúa Trời sau này phán rằng lời nguyền trên dân A-ma-léc sẽ được nói trước sự hiện diện của Giô-suê (17:14) cho thấy Giô-suê đã được trang bị để lãnh đạo. Sự chuẩn bị của Giô-suê bao gồm cả sự xức dầu và huấn luyện, lãnh đạo quân sự và lãnh đạo tâm linh.

(17:10) Hu-rơ là ai?

Sử gia Do Thái Josephus nói rằng Hu-rơ là chồng của Mi-ri-am, chị gái Môi-se. Hu-rơ hỗ trợ Môi-se trong trận chiến với dân A-ma-léc, rồi ông và A-rôn phụ trách cai quản dân Y-sơ-ra-ên khi Môi-se đi lên núi Si-na-i (24:14). Hu-rơ cũng có thể là ông nội của Bết-sa-lê-ên, nghệ nhân giám sát việc trang trí nội thất của Đền Tạm (31:2; 35:30).

(17:11-12) Tại sao phải nâng tay và gậy của Môi-se?

Như cách Đức Chúa Trời dùng cây gậy làm biểu tượng của quyền năng Ngài trong các tai vạ ở Ai Cập và trên Biển Đỏ, cây gậy tượng trưng cho quyền năng của Đức Chúa Trời trong trận chiến này. Thêm vào đó, khi thấy Môi-se giơ cây gậy trên đỉnh đồi chắc chắn đã khích lệ dân Y-sơ-ra-ên để chiến đấu dũng mãnh hơn.

(17:14) Môi-se đã viết gì trong cuốn sách?

Không rõ lắm nếu cuốn sách cụ thể này đã trở thành một phần của Kinh Thánh, nhưng chắc chắn rằng Môi-se đã ghi chép lại những sự kiện như chúng đã diễn ra. Đây là một trong những lý do tại sao Môi-se được coi là tác giả của năm sách đầu tiên trong Kinh Thánh.

(17:14) Nếu kỷ niệm về dân A-ma-léc bị xóa sạch, tại sao chúng ta vẫn biết về dân A-ma-léc?

Có lẽ bởi vì ghi chép lịch sử không tương đồng với với kỷ niệm, điều mà có thể bao gồm danh hoặc tiếng (như trong Ô-sê 12:5; 14:7 BD2011). Là kẻ thù của Đức Chúa Trời, đặt dưới sự cấm đoán (Phục-truyền. 25:19; 1 Sa-mu-ên 15:2-3), dân A-ma-léc bị kết án để bị tiêu diệt. Câu Đức Giê-hô-va sẽ chinh chiến với chúng từ thế hệ nầy qua thế hệ khác (c. 16) cho thấy rằng Đức Chúa Trời không định thực hiện phán xét ngay lập tức. Những nhóm người cuối cùng còn sót lại của dân A-ma-léc đã bị tiêu diệt trong thời trị vì của vua Ê-xê-chia (1 Sử-ký 4:41-43).

Comments


bottom of page