top of page
Ảnh của tác giảBầy Nhỏ

Giúp đọc Kinh Thánh - Sáng Thế Ký 6

Đã cập nhật: 10 thg 1, 2023

Đọc Sáng Thế Ký đoạn 6 tại đây.

(6:2) Ai là các con trai của Đức Chúa Trời?

Một số đề xuất rằng họ là những sinh vật siêu nhiên chẳng hạn như thiên sứ (xem cước chú ở Gióp 1:6). Số khác nói rằng họ là những người đàn ông tin kính là hậu duệ của Sết, cưới những người phụ nữ tội lỗi là hậu duệ của Ca-in. Một diễn giải tốt hơn có thể đó là những người cai trị những thành quốc ở Trung Đông cổ đại và muốn phô trương quyền lực của họ bằng việc có một hậu cung lớn. Người cai trị và quan xét thường được gọi là các thần hay Đức Chúa Trời trong văn thư Hê-bơ-rơ (xem cước chú ở Xuất Ai Cập 21:6; 22:8; 1 Sa-mu-ên 2:25). Xem thêm Đức Chúa Trời phán xét các thần nào? (Thi thiên 82:1).

(6:3) Tại sao Thần Chúa đã ngự trị trong loài người?

Khả năng là để giữ cho họ sống. Đã có tranh luận ý nghĩa của từ ngự trị. Bản dịch khác có nghĩa là cạnh tranh. Theo một bản dịch cổ đại (Septuaginta, Cựu Ước tiếng Hy Lạp) thì viết: Thần linh ta sẽ không thể nào ở cùng loài người mãi được, (xem phần cước chú của bản phổ thông 6:3). Nếu chúng ta hiểu theo nghĩa đó, thì khi Đức Chúa Trời cất đi Thần của Ngài, cuộc sống của loài người trên đất sẽ kết thúc. Điều này hợp với phần sau của phân đoạn, vì loài người chỉ là xác thịt.

(6:3) Có phải Đức Chúa Trời đặt tuổi thọ người là 120 năm?

Điều này có tranh luận. Một số nghĩ vậy, dựa trên phần đầu của phân đoạn (xem mục trước). Tuy nhiên, số khác lại biện luận rằng điều đó không hề ảnh hưởng đến tuổi thọ của một cá nhân, vì vẫn có nhiều người sống thọ vượt trội hơn số đó (đ. 11). Sau này Áp-ra-ham sống được 175 năm, Y-sác đạt 180 và Gia-cốp 147. Con số 120 năm này có thể là thời gian Đức Chúa Trời dành cho loài người trước khi đưa đến trận đại hồng thủy.

(6:4) Những người khổng lồ là ai … anh hùng thuở xưa?

Những người khổng lồNê-phi-lim, khả năng là những người với sức mạnh cường tráng phi thường, dân khổng lồ (xem Dân. 13:32-33). Nhưng ở phân đoạn này có thể là những hoàng tử hay quý tộc – những người đàn ông với tầm ảnh hưởng chính trị. Nê-phi-lim trong thuật ngữ câu văn còn liên tưởng đến những người anh hùng với sức mạnh lẫn quyền thế.

(6:9) Làm sao Nô-ê cùng đi với Đức Chúa Trời được?

Khi nói Nô-ê “cùng đi” với Đức Chúa Trời là một cách để diễn tả lối sống của ông. Ông cùng đi với Đức Chúa Trời bằng cách sống đời sống chân chính và gần gũi với Chúa.

(6:14) Chiếc tàu – the Ark

Con tàu mà Nô-ê đóng, trong tiếng anh – the Ark – có nguồn từ tiếng Latin arca, nghĩa là hộp. Xem thêm Tại sao lại gọi là rương, hòm (ark)? (Xuất Ai Cập 25:14-16).

(6:18) Tại sao Đức Chúa Trời cần lập giao ước với Nô-ê?

Để hứa rằng Ngài sẽ không làm ngập lụt đất để tận diệt loài người như vậy nữa. Giao ước Đức Chúa Trời thiết lập với Nô-ê (9:1,7) là sự làm mới lại ơn phước trước của Ngài và truyền bảo loài người hãy sinh sản, gia tăng gấp bội (1:28). Đây là dẫn chứng đầu tiên về giao ước trong Kinh Thánh.

Kommentare


bottom of page