top of page
Ảnh của tác giảBầy Nhỏ

Giúp đọc Kinh Thánh - Sáng Thế Ký 48

Đã cập nhật: 10 thg 1, 2023

Đọc Sáng Thế Ký đoạn 48 tại đây.

(48:5) Tại sao Gia-cốp lại nhận các con trai của Giô-sép thành của mình?

Nhận nuôi trong thời Trung Đông cổ đại là chuyện thường, đặc biệt vì lý do thừa kế. Thông thường thì người con trai trưởng nhận phần gấp đôi và những người con trai khác nhận phần bằng nhau của những gì còn lại. Thực tế, Gia-cốp đã gia tăng phần thừa kế của Giô-sép như là phần của con trai trưởng. Hành động này đồng thời cũng giữ con số các chi phái thừa hưởng đất trong Ca-na-an ở 12 chi phái. (Chi phái Lê-vi không thừa hưởng một vùng lãnh thổ cụ thể.)

(48:16) Thiên Sứ

Ám chỉ đến chính Đức Chúa Trời. Thiên sứ của Đức Giê-hô-va (16:7) thường được dùng để chỉ đến sự hiện thân trong dạng thấy được của Đức Chúa Trời. Thông thường, phân đoạn trước tiên sẽ xưng người nói là Thiên sứ của Đức Giê-hô-va và về sau chỉ rõ chính cùng một người nói đó là Đức Giê-hô-va (16:13).

(48:18) Tại sao tay phải đồng nghĩa với lời chúc phước tốt hơn?

Theo truyền thống, tay phải là tay của sức mạnh, đặc quyền, danh dự và chúc phước trong Kinh Thánh, và cỏ vẻ như trong khắp vùng Trung Đông cổ đại. Được ngồi bên phía tay phải là dầu hiệu của việc được tôn vinh (xem Thi Thiên 110:1). Trong Tân Ước, Chúa Giê-xu miêu tả sự phán xét sau cùng, trong đó con chiên được đặt bên phải và con dê được đặt bên trái (Ma-thi-ơ 25:33).

(48:19) Có phải tuyên bố của Gia-cốp là một lời tiên tri?

Tiên tri, trong Kinh Thánh, thường có nghĩa là rao giảng. Nhưng tiên tri cũng có thể đang đề cập tới lời tiên đoán được phán từ Đức Chúa Trời qua một người về hiện tại hoặc tương lai. Gia-cốp truyền đạt lời phán của Đức Chúa Trời về tương lai, nên đây là một lời tiên tri theo ý là một tiên đoán. Điều này không nhất thiết nghĩa là kết quả của sự kiện đã được định sẵn. Ví dụ như Giô-na tiên đoán sự sụp đổ của thành Ni-ni-ve (Giô-na 3:4), nhưng Đức Chúa Trời đã không hủy diệt thành đó khi người dân thành ăn năn.

LIÊN KẾT KINH THÁNH (48:19) Em nó sẽ lớn hơn

Trong suốt bốn thế hệ, người em nhỏ hơn đã nhận được lời chúc phước của gia đình: Y-sác thay vì Ích-ma-ên (17:18-19), Gia-cốp thay vì Ê-sau (25:23), Giô-sép thay vì Ru-bên (49:3-4, 26) và giờ đây Ép-ra-im thay vì Ma-na-se.

(48:20) Tại sao Gia-cốp lại đặt người nhỏ hơn trước người lớn hơn?

Điều này chứng tỏ rằng sự chúc phước không phải là một đặc quyền, mà là một món quà. Đức Chúa Trời ban ân điển trong nhận định của chính Ngài. Món quà ân điển được nhấn mạnh bởi vì phần lớn các tôn giáo của Trung Đông cổ đại đi theo lễ nghi, tin rằng họ có thể đặt các thần linh dưới bổn phận phải hành động vì lợi ích của họ. Đó là lôi kéo, không phải thờ lạy.

Σχόλια


bottom of page