top of page
Ảnh của tác giảBầy Nhỏ

Giúp đọc Kinh Thánh - Sáng Thế Ký 3

Đã cập nhật: 10 thg 1, 2023

Đọc Sáng Thế Ký đoạn 3 tại đây.

(3:2-3) Tại sao họ không chết vì tội của họ?

Họ đã chết! Họ chết về thuộc linh… vì những vi phạm và tội lỗi (Êph. 2:1), trước khi chết về thuộc thể. Kinh Thánh ngoài cái chết về thể xác còn nói về hai sự chết khác. Chết thuộc linh gây cho người phạm tội né tránh sự hiện diện của Đức Chúa Trời, như A-đam và Ê-va đã làm. Cái chết thứ hai là sự chia cắt hoàn toàn và cuối cùng khỏi Đức Chúa Trời (Khải. 20:14).

(3:6) Làm sao trái cây có thể cho sự khôn ngoan?

Người nữ, dưới sự ảnh hưởng của con rắn, có lẽ đã đưa ra kết luận sai lầm này.

(3:6) Có phải A-đam đã ở cạnh Ê-va khi người nói chuyện với con rắn?

Ta không thể nói chắc chắn. Có thể Ê-va đến với chồng mình một lúc sau. Vì A-đam đã đi và trò chuyện với Đức Chúa Trời ở trong vườn, một số cho rằng A-đam không thể bị lừa dối một cách dễ dàng được như một người chưa được dạy. Phao-lô biện luận rằng chỉ riêng người nữ đã bị lừa gạt (1 Ti. 2:13-14). Tuy nhiên điều này không đáng hãnh diện với A-đam. Ông đơn thuần đã không vâng lời mà lại chẳng bị áp lực từ một nguồn xấu nào.

(3:7) Làm sao A-đam và Ê-va nhận ra được họ đang trần truồng?

Đó là hậu quả của việc đánh mất sự trong sạch, vì đã không vâng lời. Từ khi ấy, A-đam và Ê-va theo một cách nào đó, ở một chừng mực nào đó, mang trên mình một sự xấu hổ từ hậu quả của tội lỗi đầu tiên.

(3:8) Có phải Đức Chúa Trời đã đi thực sự và thấy được trong vườn?

Chắc là không, vì Đức Chúa Trời là thần linh. Tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi trong vườn là một cách diễn đạt về sự vô hạn của Đức Chúa Trời trong sự hữu hạn của con người. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời thực đến mức làm cho họ như nghe được tiếng bước chân Ngài.

(3:14) Có phải vì lời nguyền rủa mà loài rắn trườn bò?

Không! Lời nguyền con rắn từ nay sẽ bò bằng bụng là một cách nói rằng sự thất bại của nó là chắc chắn. Trong Kinh Thánh cách diễn đạt tương tự cũng được dùng để nói đến sự nhục nhã đáng khinh của con người đã bị khuất phục, (ví dụ như Mi. 7:17). Từ lời nguyền mà cho rằng tổ tiên loài rắn đứng thẳng bằng chân là không đúng.

LIÊN KẾT KINH THÁNH (3:15) Người sẽ giày đạp đầu mầy, Còn mầy sẽ cắn gót chân người

Một dẫn chứng sớm cho kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua thập tự giá. Xem Rô. 16:20; Khải. 12:9.

(3:16) Nỗi đau do sinh đẻ có liên quan gì đến tội lỗi?

Có thể không liên quan gì cả. Sự thai nghén và sinh sản con cái vẫn là một ơn phước từ Đức Chúa Trời ban cho (1:28). Điều được nhấn mạnh ở đây có lẽ là gian khổ của việc nuôi dạy con cái trong thế giới đầy tội lỗi, hơn là chính nỗi đau khi sinh con. Tuy vậy, một số người tin rằng hậu quả của tội lỗi đã hủy hoại tạo vật, không chỉ mang lại đau đớn trong sinh đẻ, mà còn đem đến thế gian mọi ưu phiền, đau thương và bệnh tật.

(3:16) Con vẫn ước muốn sống bên chồng

Vài người thấy đây là lời cảnh báo rằng phụ nữ sẽ phải phụ thuộc vào chồng mình thay vì vào Đức Chúa Trời. Trong sự phụ thuộc này, người chồng sẽ cai trị họ. Số khác thấy ước muốn này là nguồn gốc của các xung đột giữa vợ chồng, cũng như tội lỗi thèm muốn sự thống trị và kiểm soát (4:7).

(3:22) Tại sao biết phân biệt điều thiện và điều ác làm con người trở nên giống Đức Chúa Trời?

Có thể hình thức văn chương châm biếm đang được sử dụng ở đây. Điều mà con rắn hứa hẹn ít ra có một phần sự thật: A-đam và Ê-va đã nhận và kinh nghiệm được kiến thức mà họ chưa từng có. Nhưng mấu chốt trong cách Sa-tan lừa dối là dựa trên một phần sự thật. Tuy từ kinh nghiệm này, kiến thức của họ được mở rộng, A-đam, Ê-va không trở nên thần linh và không đạt được sự bất tử.

(3:22) Như Chúng Ta

(3:24) Tại sao chỉ canh giữ phía Đông?

Kinh Thánh không cho biết. Nhưng có vẻ đây là hướng mà con người đi xa khỏi khu vườn (xem 4:16; 11:2), phía Đông có thể chỉ cho thấy là ở bên ngoài khu vườn.

Comments


bottom of page