Đọc Sách Lê-vi Ký tại 'đây'.
(6:10) Tại sao lại mặc đồ lót bằng vải gai?
Vải gai được mặc bởi những thầy tế lễ của nhiều vương quốc trong thế giới cổ đại. Bởi vì vải gai có giá trị hơn những loại đồ mặc thông thường, trang phục bằng vải gai được xem là đặc biệt. Màu trắng của vải gai biểu tượng cho sự thanh sạch, trả lời cho lý do tại sao thầy tế lễ không được phép mặc y phục của họ bên ngoài đền tạm. Y phục được chuẩn bị đặc biệt cho thấy rằng thế giới của thánh địa và thế giới bên ngoài phải được giữ tách biệt.
(6:12-13) Tại sao Đức Chúa Trời muốn lửa phải cháy liên tục?
Ngọn lửa cháy liên tục nhắc nhở người Y-sơ-ra-ên rằng Đức Chúa Trời luôn hiện diện giữa họ (Xuất Ai Cập. 13:21-22) và họ cần phải liên tục lưu tâm đến việc thờ phượng Ngài. Lửa cũng đồng thời là một ẩn dụ tốt cho một Đức Chúa Trời đáng kính sợ (Phục-truyền. 4:24; Ê-sai 10:17).
(6:18) Tại sao chỉ người nam trong dòng dõi mới được ăn tế lễ chay?
Đây đơn thuần là một cách khác để nói rằng chỉ có thầy tế lễ mới được dùng lễ dâng. Tế lễ chay (khác với những tế lễ khác) không được dùng để nuôi dưỡng các gia đình của thầy tế lễ. Chỉ người nam thuộc dòng dõi của A-rôn được chỉ định làm thầy tế lễ (Xuất Ai Cập. 28:1; 29:9).
(6:18) Tại sao chỉ chạm vào vật được biệt ra thánh thì sẽ bị thiệt hại?
Trong những bản dịch khác, ai đụng đến những của lễ đó sẽ nên thánh, hoặc ai chạm đến những tế lễ phải là thánh, câu 27 cũng ghi lại điều tương tự. Sự không tinh sạch có tính truyền nhiễm, nhưng sự tinh sạch cũng giống như vậy. Một người có thể trở nên thánh khi chạm vào vật thánh (Xuất Ai Cập. 30:29). Bất kỳ của lễ nào khác khi tiếp xúc với tế lễ chay đều trở nên thánh và chỉ được dùng bởi A-rôn và các con trai người. Tuy điều này nghe có vẻ tùy tiện, nhưng nó truyền đạt ý tưởng về việc phải giữ sự thánh khiết tách riêng khỏi sự bất khiết, sự tinh sạch khỏi sự không tinh sạch.
(6:23) Tại sao Đức Chúa Trời cho phép thầy tế lễ được ăn một số phần tế lễ và không được ăn những phần khác?
Thầy tế lễ thay mặt cả dân sự đứng trước Đức Chúa Trời, nhưng thầy tế lễ cũng đồng thời là đại diện của Đức Chúa Trời trước dân sự. “Thay cho Đức Chúa Trời,” thầy tế lễ ăn những của lễ được đem đến bởi người khác. Nhưng với cách này, thầy tế lễ không thể đại diện Đức Chúa Trời giống như vậy cho chính mình. Phần tế lễ chay mà chính thầy tế lễ dâng lên phải được thiêu hoàn toàn để thực sự là của lễ hy sinh – được phó dâng hoàn toàn cho Đức Chúa Trời. Điều này sẽ không được hoàn thiện nếu thầy tế lễ nhận lại một phần của tế lễ chay đó.
(6:28) Tại sao phải đập bể những nồi bằng đất?
Bởi vì đất sét là một loại vật liệu xốp, nó hút thấm nước của thịt, giữ lại một phần tế lễ trong nồi. Vì thế, lý do nồi đất phải bị đập bể giống với nồi đồng phải được rửa – để loại bỏ những gì còn sót lại. Cùng một cách tương tự, mọi huyết văng lên áo quần đều phải được giặt sạch (c. 27). Bằng việc rửa sạch hay đập bể vật dụng mà đã chạm vào tế lễ – và được làm nên thánh – sự thánh khiết và sự báng bổ một lần nữa được giữ tách biệt.
Comentarios