Giúp Đọc Kinh Thánh: Lê-vi Ký 25
- Bầy Nhỏ
- 24 thg 8, 2024
- 5 phút đọc
Đọc Sách Lê-vi Ký đoạn 25 tại 'đây'.

(25:5-7) Làm thế nào họ có thể ăn những gì mà họ không được phép gặt hái?
Những phân đoạn này có vẻ mâu thuẫn nhau. Làm thế nào họ có thể không được gặt những gì tự mọc lên (c. 5) mà rồi quay ngược lại và ăn bất kỳ những thứ gì đất sinh sản trong năm Sa-bát (c. 6, Bản Dịch Mới)? Chìa khóa để giải quyết bí ẩn này là nhìn thấy sự khác biệt giữa việc gặt hái ruộng đồng và sống dựa vào thiên nhiên. Gặt hái là để trao đổi và kiếm lời; chỉ lấy đủ để sống giống với việc canh tác tự cung tự cấp – dựa vào những thổ sản tự mọc lên. Trong năm sa-bát, những gì chủ đất thu lượm không thể nhiều hơn người thiếu thốn vốn thường sống dựa vào tự nhiên.
(25:10) Năm hân hỉ (Jubilee)
Jubilee, danh từ (tiếng Hê-bơ-rơ cho cừu đực hay sừng của cừu đực) cho năm cuối của chu kỳ 50 năm, công bố bởi việc thổi kèn bằng sừng cừu đực. Năm hân hỉ được nhắc đến chỉ một lần ngoài Lê-vi Ký trong Cựu Ước (Dân. 36:4). Mốt số nghĩ rằng năm hân hỉ được quan sát trong lịch trình thu hoạch đã khiến cho Giu-đa yếu thế đến vậy trong cuộc xâm lăng của A-si-ri (701 B.C.). Vào năm thứ 49 và 50, đất đai sẽ được bỏ hoang trong vòng hai năm liên tiếp (Ê-sai 37:30). Ê-xê-chia gọi đó là năm phóng thích (Ê-xê. 46:17; năm ân xá, Bản Dịch Mới).
(25:15-16,23) Đất đai có thể được chuyển nhượng không?
Có, nhưng chỉ được tạm thời. Việc mua và bán chưa bao giờ là một giao dịch vĩnh viễn; chúng ta biết điều này rõ hơn dưới dạng thức tương tự việc cho thuê. Điều luật này giúp dân chúng nhớ rằng Đức Chúa Trời là người chủ đích thực của vùng đất. Họ đơn thuần là người kiều ngụ, không có khả năng để bán một thứ gì đó vĩnh viễn mà thực chất không thuộc về họ.
(25:18) Người Y-sơ-ra-ên có làm theo những điều mà luật pháp đã định?
Có vẻ như không làm. Tiên tri Giê-rê-mi đã chỉ trích người Y-sơ-ra-ên vì không tuân theo một trong các điều luật của năm hân hỉ: Thả tự do cho nô lệ Hê-bơ-rơ. Đó là một trong nhiều lý do ông trích dẫn tại sao Giu-đa, vương quốc miền nam Y-sơ-ra-ên, sẽ bị Đức Chúa Trời phán xét và đem đi lưu đày (Giê. 34:8-22). Tác giả của Sử Ký cũng đã ám chỉ điều tương tự khi nói rằng sự lưu đày của Giu-đa sẽ cho đất đai cơ hội để hồi phục (2 Sử. 36:21). Phần đông đồng ý rằng, khi trở về sau thời gian lưu đày ở Ba-by-lôn, Giu-đa đã bỏ đi nhiều quy định của năm hân hỉ.
(25:24) Họ có thể “chuộc lại” đất đai bằng cách nào?
Đất đai được trả lại cho nguyên chủ bằng ba cách: (1) Người bán hay thành viên trong gia đình có thể nhận đất mà không trả phí vào năm hân hỉ. (2) Một trong số họ hàng của người bán có thể thay mặt cho người bán mua lại đất. (3) Người bán có thể tự mình chuộc lại tài sản, với tiền trả vẫn dựa vào giá trị của hoa lợi tính đến năm hân hỉ.
(25:29) Tại sao luật sở hữu có sự khác biệt giữa thành có tường và vùng quê?
Giữa hai điều, một điều có vẻ như là đặc ân, còn điều kia là đặc quyền. Bất động sản trong thành phố luôn luôn là hàng cao cấp: Bởi vì không gian giới hạn và giá trị của nó không chỉ có vùng đất mà còn gồm cả tòa nhà và tường bao. Sinh sống ở đó là một đặc ân. Trái lại, bất động sản trong các làng bao gồm cả cánh đồng chung quanh, điều này nằm dưới quy định hướng dẫn của năm hân hỉ – sở hữu nó là một đặc quyền đảm bảo.
(25:35) Ngoại kiều … người tạm trú
Ngoại kiều là một người không thuộc dân Y-sơ-ra-ên nhưng sống trong Y-sơ-ra-ên. Người tạm trú có thể là người bản địa hay dân ngoại, thường là những người mắc nợ chống chất và phải sống trong nhà của chủ để làm công trả nợ. Bởi vì ngoại kiều và người tạm trú không sở hữu đất đai, phấn đông họ thiếu thốn nghèo khó.
(25:36-37) Việc lấy lãi kiếm lời có còn là sai phạm không?
Điều luật này cho thấy Đức Chúa Trời quan tâm đến người nghèo khổ; không phải là sự cấm đoán việc kinh doanh hay vay vốn đầu tư. Tiếng Hê-bơ-rơ cho lãi có nguồn gốc từ một động từ có nghĩa để cắn. Lãi suất sẽ cắn mất vào ngân sách và gây tổn thất nghiêm trọng đến người nghèo khó khi họ chỉ vừa đủ sống. Chúa Giê-xu có vẻ như đã giả định một phương án hợp lý để sử dụng lãi suất cho vay (xem Lu-ca 19:23). Đồng thời xem mục Cho vay tính lãi có gì sai? (Xuất. 22:25).
(25:44-46) Tại sao Đức Chúa Trời lại tán thành chế độ nô lệ?
Đức Chúa Trời có vẻ đã chỉnh sửa các tập tục truyền thống hơn là loại bỏ chúng. Những điều luật của Ngài cải thiện đáng kể thể chế nô lệ hơn những phong tục của dân ngoại. Đức Chúa Trời cung cấp chỉ dẫn, thiết lập những hạn chế đạo đức và đem lại cho nô lệ lòng tự trọng (xem ví dụ như Xuất. 21:26-27; Phục. 23:15-16). Qua nhiều phương diện, vấn đề này trong thời cổ đại được xem xét tương tự với cách vấn đề tuyển dụng – nhân viên được xem xét ngày hôm nay. Tuy vậy, hệ thống pháp luật Thánh Kinh đang trong quá trình phát triển xuyên suốt Cựu Ước và đến Tân Ước. Do đó, thường rất khó để chúng ta có thể hiểu được một số những sự bất công trong Cựu Ước. Xem ví dụ như Tại sao lại bắt người đầy tớ chọn giữa tự do và gia đình? (Xuất. 21:4-6). Đồng thời xem mục: Tại sao Kinh Thánh không lên án chế độ nô lệ? (1 Phi-e-rơ 2:18-21).
(25:54) Năm hân hỉ
Xem mục Những Ngày Lễ Cựu Ước.
Comentários