top of page
Ảnh của tác giảBầy Nhỏ

Giúp Đọc Kinh Thánh: Lê-vi Ký 23

Đã cập nhật: 28 thg 8

Đọc Sách Lê-vi Ký đoạn 23 tại 'đây'.

(23:1-44) Tại sao lại có nhiều ngày lễ đến vậy?

Vì nhiều lý do: (1) Những ngày lễ yêu cầu một cuộc hành hương – dân chúng cần cùng nhau tụ tập lại. Điều này nhấn mạnh bản chất cộng đồng của tín ngưỡng họ và giúp cho trãi nghiệm tôn giáo của họ khỏi trở nên quá riêng tư. (2) Những ngày lễ tập chú rất nhiều đến những gì Đức Chúa Trời đã làm. Điều này liên kết đức tin giữa thế hệ này với thế hệ tiếp nối, tạo nên hy vọng cho tương lai. (3) Những ngày lễ thu hẹp khoảng cách giữa bổn phận tôn giáo với sự vui mừng hân hoan. Các thánh lễ là mạng lệnh, nhưng chúng được định để là những ngày vui.

(23:2-4) Những kỳ hội họp thánh

Đằng sau từ hội họp là một động từ Hê-bơ-rơ có nghĩa là công bố, triệu tập, mời gọi. Đây là khoảng thời gian mà hết thảy cộng đồng được triệu tập lại cùng nhau trong sự thờ phượng và vui mừng chung.

(23:14) Quy định đời đời

Có từ một động từ Hê-bơ-rơ có nghĩa là ghi khắc hay chạm khắc, chỉ đến tập tục ghi chép luật pháp hoặc khắc những điều luật trên đá. Như vậy, khi xét độc lập, một quy định có nghĩa là một điều gì đó có vĩnh viễn. Được gọi là một quy định đời đời không chỉ giúp nhấn mạnh địa vị vĩnh cữu, mà còn cho thấy tầm quan trọng của nó.

(23:15) Những ngày lễ được nhắc đến ở đây là gì?

Những Ngày Lễ Cựu Ước

Tên

Tham chiếu Cựu Ước

Thời gian

Mô tả

Tham chiếu Tân Ước

Sa-bát

Ngày thứ 7

Ngày nghỉ ngơi; không làm việc

Năm Sa-bát

Năm thứ 7

Năm nghỉ ngơi; ruộng đất được bỏ hoang


Năm Hân Hỉ

Năm thứ 50

Hủy nợ; giải phóng nô lệ và xóa khế ước cho đầy tớ; trả đất cho gia đình nguyên chủ


Vượt Qua

Tháng 1 (Abib) ngày 14

Mỗi một nhà giết và ăn một chiên con, cùng với rau đắng và bánh không men

Bánh Không Men

Tháng 1 (Abib) ngày 15-21

Ăn bánh không men; tổ chức một số cuộc hội họp; dâng tế lễ theo chỉ định

Trái Đầu Mùa

Tháng 1 (Abib) ngày 16

Trình dâng bó lúa đầu mùa làm tế lễ đưa qua đưa lại; dâng tế lễ thiêu và tế lễ chay

Các Tuần (Ngũ Tuần) (Mùa Gặt)

Tháng 3 (Sivan) ngày 6

Lễ hội vui mừng; dâng lễ vật khấn nguyện và tự nguyện, gồm cả lễ vật lúa mì đầu mùa

Thổi Kèn (Về sau: Rosh Hashanah – Tết, Năm Mới)

Tháng 7 (Tishri) ngày 1

Kỳ hội họp vào ngày nghỉ được kỷ niệm với tiếng kèn thổi và tế lễ


Ngày Lễ Chuộc Tội (Yom Kippur)

Tháng 7 (Tishri) ngày 10

Ngày nghỉ, kiêng cử và tế lễ chuộc tội cho thầy tế lễ và dân chúng và chuộc tội cho Lều Hội Kiến và bàn thờ

Lều Tạm (Lều) (Thu Hoạch)

Tháng 7 (Tishri) ngày 15-21

Tuần lễ ăn mừng cho mùa gặt; sống trong các lều và dâng tế lễ

Hội Họp Thánh

Tháng 7 (Tishri) ngày 22

Ngày triệu tập họp, nghỉ ngơi và dâng tế lễ

Cung Hiến (Hanukkah)


Tháng 9 (Kislev) ngày 25

Kỷ niệm sự thanh tẩy đền thờ thời kỳ Mác-ca-bê (166-160 B.C.)

Phu-rim

Tháng 12 (Adar) ngày 14,15

Ngày lễ của sự hân hoan và vui tiệc và trao quà


LIÊN KẾT KINH THÁNH (23:26-32)

Lời tường thuật song song về ngày lễ chuộc tội có thể được tìm thấy trong Lê. 16:2-34 và Dân. 29:7-11.

(23:27,29,32) Hãy kiêng ăn

Còn được trình bày là ăn năn hối lỗi (Bản Dịch Mới), ép tâm hồn mình (Kinh Thánh Tiếng Việt 1925, Tiếng Anh NKJV), hoặc dịch từ Kinh Thánh Tiếng Anh NIV: Từ chối chính mình. Tuy thường được hiểu là kiêng ăn – không dùng thức ăn hay thức uống. Nhưng ý ở đây có thể được hiểu với nghĩa rộng hơn, chẳng hạn kiêng cử khỏi những điều như thay quần áo, tắm rữa hay quan hệ tình dục (2 Sa. 12:20).

Đoạn 22  << 23  >> Đoạn 24

Comments


bottom of page