top of page
Ảnh của tác giảBầy Nhỏ

Giúp Đọc Kinh Thánh: Lê-vi Ký 14

Đã cập nhật: 13 thg 7

Đọc Sách Lê-vi Ký đoạn 14 tại 'đây'.

(14:4-7) Ý nghĩa của nghi lễ kỳ lạ này là gì?

Một ý tưởng là hai con chim tinh sạch tượng trưng cho người đang được thanh tẩy. Con chim bị giết cho thấy kết cục mà người được thanh tẩy lẽ ra sẽ phải chịu – sự chết – nhưng nó cũng đồng thời chuộc tội cho sự ô uế của người đó (xem 14:49-53). Con chim được thả tượng trưng cho sự xóa bỏ lỗi lầm và bệnh tật khỏi người được thanh tẩy (có lẽ tương tự với con dê bị đổ tội trong 16:20-22). Tầm quan trọng của những yếu tố khác trong nghi lễ này (khúc gỗ hương nam, sợi chỉ đỏ sậm, cành bài hương) vẫn không rõ.

LIÊN KẾT KINH THÁNH (14:4) Cành bài hương

Loại cây bụi này đã được dùng để rảy máu trong lễ Vượt Qua đầu tiên (Xuất. 12:22), và Đa-vít chỉ đến sự thanh tẩy của nó đã giúp cho ông khi ông cầu xin sự tha thứ từ Đức Chúa Trời (Thi. 51:7).

(14:8) Tại sao lại bắt một người phải sống mà không có nơi cư trú?

Trong các bản dịch khác thì người đó có thể trở vào doanh trại, nhưng phải ở bên ngoài lều của mình trong bảy ngày. Điều này cho thấy sự phục hồi diễn ra theo từng giai đoạn: Tại thời điểm này, cá nhân đó vẫn chưa đủ tinh sạch để hoàn toàn tham dự vào đời sống cộng đồng. Nghe tuy có vẻ khắt nghiệt, nhưng cuộc sống của người đó đã cải thiện đáng kể so với đời sống bên ngoài doanh trại! Những người sống ngoài trời như vậy đồng thời cũng phục vụ làm lời nhắc nhở rằng Đức Chúa Trời mong muốn sự phục hồi và đã cung cấp phương pháp để cho những ai ở bên ngoài doanh trại có thể trở về với Ngài.

(14:10-12) Tại sao cần phải dâng tế lễ nếu bị bệnh không phải là tội?

Bệnh tật, như tội lỗi, ảnh hưởng đến sự tinh sạch của doanh trại. Vấn đề không phải là liệu một người có phải chịu trách nhiệm hay không cho tình trạng của mình. Vấn đề ở đây là những người ô uế cần phải được thanh tẩy. Đức Chúa Trời đã chỉ định việc dâng tế lễ như là một cách để chống lại sự ô nhiễm này và làm cho doanh trại thích hợp một lần nữa để duy trì sự hiện diện của Ngài. Khi Đức Chúa Trời chấp nhận tế lễ của một cá nhân, Ngài cho phép họ tham gia trở lại trong sự thờ phượng và tình thân hữu. Đồng thời xem mục Tại sao cần phải dâng sinh tế chuộc tội khi không có tội lỗi nào? (12:7).

(14:12) Nghi thức đưa qua đưa lại

(14:14-18) Những bộ phận này có mang ý nghĩa biểu tượng không?

(14:21-22) Tế lễ chuộc lỗi … tế lễ chay … tế lễ chuộc tội … tế lễ thiêu

(14:34) Tại sao Đức Chúa Trời lại đặt những vết mốc?

Đôi lúc Đức Chúa Trời đặt vết mốc như là một dạng phán xét (xem A-mốt 4:9). Tuy nhiên trong trường hợp này, chúng ta không rõ lắm có phải sự phán xét là mục đích của nó. Đây có thể chỉ đơn thuần là một câu khẳng định, rằng Đức Chúa Trời là nguồn gốc của nấm mốc, cũng như Ngài là nguồn gốc của tất cả mọi vật.

(14:44) Vết mốc ăn lan

(14:53) Tại sao lại làm lễ chuộc tội cho một căn nhà?

Tiêu chuẩn về sự thánh sạch được áp dụng trên người Y-sơ-ra-ên liên quan đến lều vải cũng sẽ được áp dụng trong tương lai khi họ xây dựng những ngôi nhà cố định ở Ca-na-an. Và tiêu chuẩn này rất cao. Bất kỳ bóng dáng nào của bệnh tật và bất toàn – ngay cả trong một tòa nhà – sẽ làm ô uế người Y-sơ-ra-ên, khiến cho họ thiếu tư cách trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Sự chuộc tội là cần thiết nếu như dân Y-sơ-ra-ên muốn Đức Chúa Trời tiếp tục ở cùng với họ.

Đoạn 13  << 14  >> Đoạn 15

コメント


bottom of page