Đọc Sách Lê-vi Ký đoạn 10 tại 'đây'.
(10:1) Thứ lửa lạ
Lửa ngoại, dị hay trái phép, vi phạm mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Chúng có thể được lấy từ lửa khác ngoài bàn thờ, hoặc dâng vào thời điểm sai trong ngày, hoặc với thiết bị sai. Tuy chúng ta không thể biết chắc sai lệch ở điểm nào, chúng ta biết rằng Na-đáp và A-bi-hu đã hành xử tự phụ khi dâng lễ theo cách khác với những gì Đức Giê-hô-va đã quy định.
(10:2) Trước mặt Đức Giê-hô-va
Có thể được dịch là từ sự hiện diện của Đức Giê-hô-va. Nếu như ngọn lửa phát ra từ trước mặt Đức Giê-hô-va thiêu hủy tế lễ là một thể hiện của vinh quang Đức Chúa Trời (9:24), thì ngọn lửa ở phân đoạn này là một thể hiện của sự phán xét bởi Ngài. Đức Chúa Trời đã hiện ra cách hữu hình với dân sự của Ngài, dấy lên cả nỗi sợ lẫn niềm vui.
(10:6) Tại sao A-rôn và các con trai ông không thể khóc thương cho những cái chết bi thảm này?
Thầy tế lễ thượng phẩm bị cấm không được thực hiện những hành động để tang (21:10-12). Cách biểu đạt sự than khóc trong văn hóa đó – xé áo, làm tóc bù xù, bụi và tro – sẽ không thích hợp, thậm chí ô uế, đối với một người tận hiến cho Đức Giê-hô-va. Nếu như tế lễ phải không có tì vết nào, thì thầy tế lễ cũng như vậy. Một thầy tế lễ trong sự khóc thương sẽ mâu thuẫn với điều này, một vết khuyết trên người đại diện cho Đức Chúa Trời.
(10:7) Tại sao thầy tế lễ đã xức dầu không được ra khỏi Lều Hội Kiến?
Phân đoạn có thể được viết là vì dầu xức của Đức Giê-hô-va ở trên anh em. Cách nói ẩn dụ này nhắc nhở thầy tế lễ rằng họ đã và vẫn luôn được biệt riêng ra thánh để phụng sự Đức Chúa Trời. Họ thuộc về Ngài. Trong trường hợp này, thầy tế lễ được xức dầu bởi Đức Chúa Trời cần phải lánh xa khỏi những sai phạm của Na-đáp và A-bi-hu.
(10:9) Tại sao phải kiêng rượu nho khi đang phụng sự trước Đức Giê-hô-va?
Những nhà bình luận Do Thái thời kì đầu có ý kiến cho rằng Na-đáp và A-bi-hu đã uống rượu trước khi thực hiện hành động tự phụ của họ (c. 1). Nếu đúng như vậy, việc uống say có thể đã làm suy giảm khả năng phán đoán của họ, dẫn đến vi phạm mà họ phải trả bằng cả mạng sống. Điều này có thể giải thích cho mạng lệnh được ban trong phân đoạn ở đây. Từ một cái nhìn khác, sự kiêng cữ đôi lúc được dùng như là một thể hiện của sự tận hiến cho Đức Giê-hô-va. Xem mục Người Na-xi-rê (Quan. 13:5) và mục Nho và rượu nho thì có gì sai? (Quan. 13:14).
(10:16-19) Có gì sai với việc thiêu tế lễ?
Sự bất cẩn của A-rôn về cơ bản đã làm cho tế lễ chuộc tội vô hiệu (6:26). Nếu như thầy tế lễ, người đứng ra đại diện của Đức Chúa Trời, đã không ăn một phần của tế lễ, điều này hệt như Đức Chúa Trời đã không nhận lễ vật đó. Một tế lễ không được chấp nhận có nghĩa là tội của dân chúng vẫn còn. Môi-se có thể cũng đã bực bội như vậy vì ông lo sợ rằng sự bất cẩn này sẽ lại dẫn đến một bi kịch như sự quá thiếu cẩn trọng của Na-đáp và A-bi-hu trước đó (cc. 1-2).
(10:19) A-rôn đang đề cập đến điều gì ở đây?
A-rôn có thể đang nói rằng ông và các con trai không còn bụng để ăn nữa bởi vì nỗi đau buồn cho cái chết của Na-đáp và A-bi-hu. Tuy họ đã bị cấm không được khóc thương cho người chết (c. 6), tấm lòng của họ tràn ngập đau khổ. Đây không phải là một hành động của sự bất cẩn hay bất tuân (như trong tình huống của Na-đáp và A-bi-hu). Môi-se có thể thấy rằng họ về thức chất không thể ăn lễ vật.
Comments