Đọc Sách Lê-vi Ký tại 'đây'.
(1:1) Tại sao lại giết động vật để thờ phượng Đức Chúa Trời? |
---|
Tuy sinh tế bằng con vật có vẻ ghê tởm đối với chúng ta, khi ta có thể mua thịt đóng hộp sẵn, điều này rất đỗi bình thường đối với người Y-sơ-ra-ên. Giết động vật cho mục đích tôn giáo – ví dụ như để xoa dịu hay lấy lòng của thần linh đang nóng giận và đảm bảo cho sự màu mỡ của mùa màng và vật nuôi – là một thực hành phổ biến trong thế giới cổ đại. Tuy nhiên, Y-sơ-ra-ên là đơn độc ở giữa những hàng xóm của mình khi liên kết việc dâng sinh tế với Đức Chúa Trời chân thật. Hơn nữa, việc thờ phượng bằng dâng tế lễ trong Y-sơ-ra-ên còn chú trọng đến những giá trị đạo đức cao cả, trái ngược với những tôn giáo ngoại đạo chỉ dùng sinh tế với tà lễ mại dâm và những sự đồi bại khác. Sinh lễ bằng con vật chủ yếu được dùng làm của lễ dâng hiến cho tội lỗi. Mỗi lần một con vật được hy sinh, nó đóng vai trò như là một lời nhắc nhở sinh động về sự nghiêm trọng của tội lỗi – với hệ quả chí mạng (Sáng Thế Ký 2:17). Dù cho vậy, khi mạng sống của một con vật được dùng để chuộc cho án phạt của tội lỗi, người tội nhân có thể được thanh tẩy khỏi tội. Bằng việc đặt tay trên đầu của con vật làm tế lễ (1:4), người thờ phượng sẽ xác định chính mình với con vật ấy. Họ có thể thấy rõ ràng rằng con vật đang chết thay cho tội lỗi của họ. Huyết của nó là tác nhân thanh tẩy tội lỗi, vì huyết tượng trưng cho sinh mạng của con vật (17:11). Đồng thời xem mục: Tại sao lại cần nhiều máu như vậy để thờ phượng? (Xuất Ai Cập 29:11-21). |
(1:9) Tại sao phải rửa những gì mà thầy tế lễ sẽ đốt đi?
Những người thờ phượng của Cựu Ước rữa bộ lòng và giò của con vật tế lễ để loại bỏ chất cặn và phân. Ý tưởng đằng sau nghi lễ thanh tẩy này là bất kì con vật nào được dâng lên bàn thờ cho Đức Chúa Trời phải là hoàn hảo. Chỉ một con vật sạch sẽ, không tì vết mới có thể tượng trưng cho sự thanh sạch mà Đức Chúa Trời yêu cầu.
(1:9) Tại sao hương thơm lại quan trọng đối với Đức Chúa Trời?
Tác giả có thể đã rút từ trải nghiệm của một con người – hương thơm dễ chịu của thịt nấu chín – để giúp cho chúng ta hiểu được sự hài lòng của Đức Chúa Trời với ý định đằng sau một của dâng. Một lối nói tương tự như vậy được dùng sau này trong Tân Ước, miêu tả sự hy sinh của Đấng Christ như là một lễ vật và sinh tế tỏa ngát hương thơm, hài lòng Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 5:2). Minh họa này tiến thêm một bước nữa khi sinh tế bằng lời ngợi ca, việc lành và sự chia sẻ được miêu tả làm hài lòng Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 13:15-16).
(1:11) Phía Bắc cò gì đặc biệt đến vậy?
Hướng Bắc thường được liên hệ với sự hiện diện của Đức Chúa Trời (xem Thi-thiên 48:2; đồng thời xem Ê-xê-chi-ên 1:4). Những phía khác nhau của bàn thờ có thể chỉ định những loại tế lễ khác nhau – trong trường hợp này, phía bắc chỉ ra một tế lễ để chuộc tội. Hoặc có thể đây chỉ là việc sử dụng không gian một cách thực tiễn. Phía Đông của bàn thờ được dùng cho tro, cái diều và bộ lông của con chim sinh tế (c. 16); chậu rữa được đặt ở phía Tây.
(1:14) Tế lễ bằng chim có làm hài lòng Đức Chúa Trời bằng với những tế lễ lớn hơn không?
Như Chúa Giê-xu đã dạy qua của dâng nhỏ của người đàn bà góa (Lu-ca 21:1-4), Đức Chúa Trời quan tâm đến ý định của một của lễ dâng hiến hơn là giá trị vật chất của chúng. Người Y-sơ-ra-ên không đủ sức dâng một con chiên hay con dê có thể thay thế bằng một con chim mà không bị phạt gì cả. Nhưng không một ai có thể dùng của dâng nửa vời để thay thế cho của dâng chân thành được.
Comments