top of page
Ảnh của tác giảBầy Nhỏ

Giúp Đọc Kinh Thánh: Dân Số Ký 7

Đọc Sách Dân Số Ký tại 'đây'.

(7:1) Môi-se đã làm gì để xức dầu và biệt riêng ra thánh Đền Tạm?

Môi-se có lẽ đã bôi hoặc đổ một hỗn dược dầu ô-liu pha chế đặc biệt lên trên bàn thờ của Đền Tạm (xem Xuất. 29:36) và có thể trên những vật dụng thánh khác nữa. Hành động này đã đánh dấu những đồ dụng của Đền Tạm là vật thánh, chỉ định và biệt riêng đặc biệt để phục vụ Đức Chúa Trời.

(7:9) Tại sao chỉ một số người Lê-vi được giao cỗ xe dùng để gánh vác công việc của họ?

Điều này có vẻ phụ thuộc vào công việc – độ khó để vận chuyển và tầm quan trọng thiêng liêng của chúng. Vật dụng như Hòm Chứng Ước và chân đèn bằng vàng không được bỏ trên xe; các thầy tế lễ phải khiêng những vật dụng quý giá này trên vai của họ. Những vật dụng không quý bằng hoặc nặng ký hơn rất có thể được vận chuyển trên xe.

(7:12) Tại sao bộ tộc Giu-đa được liệt kê đầu tiên?

Thứ tự dâng những lễ vật này đi theo trật tự hành quân của họ (2:3-32). Xem mục Tại sao Giu-đa được kể đầu tiên? (2:3-4).

(7:12-38) Tại sao việc dâng những lễ vật này được liệt kê lặp đi lặp lại?

Chúng ta có thể tiết kiệm được không gian và thời gian nếu chỉ đơn giản nói rằng mỗi vị thủ lĩnh đã dâng cùng một loại lễ vật cho Đức Giê-hô-va. Nhưng bởi vì Kinh Thánh đã dành nhiều nỗ lực để liệt kê những tế lễ tương tự như vậy, chúng ta có thể biết chắc rằng Đức Chúa Trời có ý của Ngài. Một số đề nghị rằng tường thuật không chỉ đơn thuần để cung cấp cho chúng ta thông tin về chuyện gì đã xảy ra. “Hơn thế” họ nói, nó giúp cho chúng ta cảm nhận được sự long trọng của nghi lễ đang diễn ra. Khi đọc, phân đoạn này truyền tải một phần sự tráng lệ của nghi lễ cùng với hoàn cảnh đi theo sự thờ phượng bằng việc dâng tế lễ này.

(7:26-80) Người Y-sơ-ra-ên đã lấy đâu ra những đĩa bạc, chậu bạc và chén vàng này?

Phần lớn những kim loại quý này chắc hẳn đến từ người Ai Cập trong cuộc di tản. Đức Chúa Trời khiến cho dân Y-sơ-ra-ên trở nên được ơn dưới mắt người Ai Cập (Xuất. 12:36), đã đem đến cho họ những món quà bằng bạc, vàng và quần áo khi dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi xứ. Đồng thời xem mục Tại sao người Ai Cập lại sẵn lòng để cho mình bị cướp đoạt? (Xuất. 12:35-36).

(7:31-80) Tế lễ chay … tế lễ thiêu … tế lễ chuộc tội … tế lễ bình an

(7:41-80) Tại sao lại hy sinh tất cả những con vật khác nhau này?

Bởi vì đây là nghi lễ chỉ có một lần, dâng lên cho sự cung hiến Đền Tạm, có lẽ sự đa dạng trong những con vật làm của lễ (chưa kể đến những món quà vật dụng bằng bạc và vàng, bột lọc và thuốc thơm) được dùng để thể hiện toàn bộ của cải của họ. Để cung hiến Đền Tạm, vật tốt nhất của tất cả những gì họ có đã được dâng lên để vinh danh Đức Giê-hô-va.

(7:48-54) Tại sao Ép-ra-im và Ma-na-se được liệt kê khi họ không phải là con trai của Gia-cốp?

Gia-cốp đã nhận nuôi hai người con trai này của Giô-sép, và họ đã được nhận địa vị như chính con trai ruột của Gia-cốp. Xem Sáng. 48:5-6.

(7:59-83) Có phải tất cả những con vật chờ làm tế lễ sẽ khiến cho Đền Tạm trở nên giống như sở thú?

Chắc là không. Tế lễ được dâng trong 12 ngày nên chắc hẳn những con vật không được đem đến khu vực cho tới khi đến ngày của chúng. Bởi vì chăn nuôi là công việc chính của người Y-sơ-ra-ên, toàn bộ khu vực họ đóng trại có thể nhìn giống như một cộng đồng những bãi chăn, trại bò và ràng chiên. Để biết thêm thông tin liên quan đến việc cung hiến đền thờ, xem mục Tại sao dâng sinh tế nhiều đến vậy? (1 Vua. 8:5).

(7:73) Một siếc-lơ nơi thánh là bao nhiêu?

Trước khi tiền xu được dùng làm tiền tệ, người ta thường sử dụng kim loại quý, đo lường bằng trọng lượng, làm đơn vị để trao đổi. Trị giá của những thanh hay vòng bằng vàng hoặc bạc được quyết định dựa vào tiêu chuẩn đo lường thông dụng được chấp nhận – đó là siếc-lơ nơi thánh, có thể nặng khoảng 11.5 gam.

(7:89) Hòm Chứng Ước

Rương này được đề cập bằng nhiều tên gọi như Hòm (the ark), Hòm Chứng Ước, Hòm Giao Ước (ark of the covenant), Hòm Giao Ước của Đức Giê-hô-va (ark of the Lord), Hòm Giao Ước của Đức Chúa Trời (ark of God) và Hòm Bảng Chứng (ark of the Testimony). Tất cả những tên gọi này đều chỉ đến cái hộp hay rương bên trong Đền Tạm dùng để chứa các bảng đá ghi Mười Điều Răn, bình đựng ma-na và cây gậy trổ hoa của A-rôn (17:10).

(7:89) Đức Chúa Trời có phán với Môi-se bằng giọng nói nghe được hay không?

Trong trường hợp này thì đúng vậy, nhưng đây là một biến cố phi thường cho một con người phi thường. Đức Chúa Trời giao tiếp trực tiếp và rõ ràng với những tiên tri Cựu Ước qua khải tượng, chiêm bao, mặc khải và những dấu hiệu khác, cho dù không phải lúc nào Ngài cũng phán bằng giọng nói nghe được (xem 12:6-8). Đồng thời xem mục Đức Chúa Trời phán với Môi-se bằng cách nào? (1:1).

Đoạn 6  << 7  >> Đoạn 8

Comments


bottom of page