top of page
Ảnh của tác giảBầy Nhỏ

Giúp đọc Kinh Thánh - Xuất Ai Cập Ký 8

Đã cập nhật: 5 thg 8, 2023

Đọc Sách Xuất Ai Cập Ký tại 'đây'.

(8:7) Tại sao các thuật sĩ lại muốn làm tai vạ còn tệ hơn nữa?

Trong quá trình bảo tồn sự uy tín của họ, các thuật sĩ đã vô tình làm mọi thứ tệ hơn bằng việc gia tăng số lượng ếch nhái.

(8:15) Tại sao Pha-ra-ôn lại thay đổi ý mình?

Là một nhà lãnh đạo kiêu hãnh và tự tin, Pha-ra-ôn có thể sẽ thua thiệt về mọi phương diện nếu vua nhượng bộ. Những sự kiện này đã thách thức vị trí của Pha-ra-ôn là người cai trị Ai Cập, đe dọa đến nền kinh tế địa phương khi loại bỏ lực lượng lao động nô lệ và đặt nghi vấn lên tính chân thực của các thần linh Ai Cập.

(8:17) Có phải bụi đã biến thành muỗi không?

Cho dù ta có nhìn cách nào đi chăng nữa, đây là một phép lạ đầy quyền năng. Có thể rằng Đức Chúa Trời đã tạo ra muỗi từ bụi như Ngài đã tạo ra con người từ bụi đất (Sáng Thế. 2:7). Suy cho cùng, đây là tai vạ đầu tiên buộc các thuật sĩ của Pha-ra-ôn phải công nhận Đức Chúa Trời (c. 19; đồng thời xem mục tiếp theo). Điều khả dĩ hơn là phép lạ này đã khiến cho muỗi xuất hiện từ đất bụi. Bụi có thể chỉ đến số lượng muỗi khổng lồ, cũng như khi Đức Chúa Trời nói rằng hậu duệ của Áp-ra-ham sẽ đông như bụi trên đất (Sáng Thế. 13:16).

(8:18-19) Tại sao các thuật sĩ lại xem muỗi là ngón tay của Đức Chúa Trời?

Cho tới khi tai vạ này, các thuật sĩ vẫn theo kịp các phép lạ của Môi-se. Tuy nhiên, những trò lừa hay quyền lực ma quỷ của họ không thể mô phỏng cả đàn muỗi khổng lồ được. Do đó, họ nhận ra rằng có một quyền năng lớn hơn chính họ đã và đang hành động.

(8:22-23) Dân Y-sơ-ra-ên có chịu những tai vạ này không?

Một số nghĩ rằng người Y-sơ-ra-ên chỉ được tha khỏi những tai vạ mà có sự phân biệt cụ thể được lập ra, như trong trường hợp này (9:4,6,26; 10:23; 11:7). Tuy nhiên Gô-sen, một vùng đất trong xứ Ai Cập, nơi mà người Y-sơ-ra-ên sinh sống, có thể đã được miễn trừ khỏi tất cả các tai vạ.

LIÊN KẾT KINH THÁNH (8:27) Chuyến đi ba ngày đường

(8:28-32) Tại sao Pha-ra-ôn có thể thất hứa như vậy được?

Một nhà độc tài cai trị bằng sức mạnh và hăm dọa rất hiếm khi từ bỏ quyền kiểm soát của mình cho người khác một cách tự nguyện. Từ khi còn nhỏ, Pha-ra-ôn đã quen với mọi việc phải chiều theo ý mình. Theo cách suy nghĩ của Pha-ra-ôn, đầu hàng trước ước muốn của dân thường là dấu hiệu của sự yếu đuối, đặc biệt đối với dân nô lệ Hê-bơ-rơ. Đặt mình trong địa vị thẩm quyền cao nhất, Pha-ra-ôn thiếu đi những sự dè dặt về đạo đức để có thể giữ lời của mình. Pha-ra-ôn không cần trả lời cho bất kì ai và cảm thấy rằng vua có quyền lừa gạt Môi-se và thao túng tình huống này.

Komentáre


bottom of page