Đọc Sách Xuất Ai Cập Ký tại 'đây'.
(35:3) Tại sao không được đốt lửa trong ngày sa-bát?
Đây có thể là một giới hạn không được đốt lửa mới – việc mà có thể cần một lượng công đáng kể, như là phải vác củi và chà que dùng lực ma sát để có tia lửa mồi củi. Dân sự có thể giữ lửa đã được bắt trước ngày sa-bát tiếp tục cháy, để cho họ nấu nướng và giữ nhiệt.
LIÊN KẾT KINH THÁNH (35:4-19)
(35:4 – 37:29) Tại sao lại có những hướng dẫn chi tiết đến vậy?
Phân đoạn dài này gần như là bản sao chính xác của hướng dẫn được cho trước đó về Đền Tạm. Xem mục: Tại sao kiểu mẫu Đền Tạm lại quá quan trọng đến vậy? (25:40). Phép lặp là một lối hành văn thông dụng trong văn chương Trung Đông cổ đại, được dùng để sửa chữa những chi tiết trong tâm trí của người đọc hay người nghe. Một số lý giải cho sự lặp lại chi tiết này bằng việc nói rằng có nhiều tác giả khác nhau đã viết cho từng phần, nhưng điều này không khả thi lắm, vì những ví dụ khác trong văn chương của thời đó ghi lại những phần lặp tương tự cho dự án kiến trúc. Tác giả của Xuất Ai Cập có vẻ đã đi theo một kiểu mẫu có trước đó.
Làm cách nào những chi tiết như vậy có thể giúp ích cho chúng ta ngày hôm nay? Một số gợi ý rằng so sánh song song có thể được rút ra từ những phân đoạn như vậy với những nguyên lý trong Tân Ước. Ví dụ như, Đức Chúa Trời quan tâm đến việc xây dựng Hội Thánh – nơi cư ngụ của Ngài giữa vòng dân sự ngày nay – như cách Ngài đã quan ngại cho việc xây dựng Đền Tạm. Số khác nói rằng những phần như vậy của Kinh Thánh được định cho một dạng đọc giả và thời điểm cụ thể. Họ cảm thấy rằng áp dụng không cần phải áp đặt trên những tình huống khác biệt, và làm như vậy sẽ bóp méo ý nghĩa và mục đích được định của Thánh Kinh. Những người như vậy cho rằng hướng dẫn của Đền Tạm không nên được áp dụng trong những hoàn cảnh khác.
(35:21) Làm thế nào lòng dân chúng được thúc giục để dâng hiến?
(35:22) Dâng lễ vật bằng vàng
Đức Giê-hô-va đã lập nhiều loại lễ vật để được dâng vào nhiều thời điểm khác nhau: tế lễ thiêu, tế lễ bình an, tế lễ chuộc tội, tế lễ tạ ơn. Lễ vật bằng vàng này là một tế lễ đưa qua đưa lại, một lễ vật dâng thường bằng thịt hoặc lúa mì, có tên từ việc được đưa qua đưa lại trước Đức Giê-hô-va khi trình dâng cho Ngài. Lễ vật sau đó thường thuộc về và được dùng bởi thầy tế lễ. Đồng thời xem mục Tại sao lại là một lễ vật đặc biệt? (Lê-vi. 7:30).
Comments