top of page
Ảnh của tác giảBầy Nhỏ

Giúp đọc Kinh Thánh - Xuất Ai Cập Ký 32

Đã cập nhật: 13 thg 12, 2023

Đọc Sách Xuất Ai Cập Ký tại 'đây'.

(32:1) Môi-se đã ở trên núi trong vòng bao lâu?

Gần sáu tuần (24:18).

(32:1) Tại sao dân Y-sơ-ra-ên lại mong muốn những thần linh mà họ có thể thấy được?

Người Y-sơ-ra-ên đã sống ở xứ Ai Cập trong nhiều năm, bao quanh bởi các thần thấy được của Ai Cập. Tại vì Môi-se đại diện cho Đức Chúa Trời đối với người Y-sơ-ra-ên, họ cảm thấy xa cách Đức Chúa Trời khi họ không thể nhìn thấy Môi-se. Vì thế khi ông đang ở trên núi, dân Y-sơ-ra-ên đã dựng một vật thay thế mà họ có thể thấy được – một bò con theo phong cách của các thần Ai Cập. Xem mục: Tại sao dân Y-sơ-ra-ên lại bị cám dỗ bởi những thần khác? (Giô-suê 23:7).

(32:4) Tại sao A-rôn lại dựng một bò con làm một vị thần?

Bò con được dựng theo hình mẫu Apis, thần bò đực của người Ai Cập. Đối với người thời đại này, một con bò đực trẻ hay bò con là biểu tượng của năng lực tình dục và sinh sản.

(32:6) Dân Y-sơ-ra-ên đã đùa bỡn kiểu gì?

Gian dâm vô luân (1 Cô. 10:6-8).

(32:10) Đức Chúa Trời có thực sự sẽ tiêu diệt dân mà Ngài đã chọn như Ngài đã đe dọa hay không?

Có. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời yêu cầu phải xử phạt tội lỗi. Nhưng bởi vì Môi-se đã can thiệp cho dân chúng nên Đức Giê-hô-va đã đổi ý (c. 14). Môi-se sau này cũng đã can thiệp cho dân chúng một lần nữa, khi Cô-ra, Đa-than và A-bi-ram đã xúi giục nổi loạn chống lại ông (Dân-số. 16:1-50). Môi-se đã minh họa cho công việc tương lai của Chúa Giê-xu Christ, là Đấng Trung Gian tối cao giữa Đức Chúa Trời và con người (1 Ti. 2:5).

(32:14) Lời cầu nguyện của chúng ta có thể khiến cho Đức Chúa Trời thay đổi ý định của Ngài không?

Đức Chúa Trời không thay đổi, nhưng Ngài sẽ điều chỉnh mạng lệnh của Ngài để phù hợp với đáp ứng của chúng ta. Kinh Thánh có nhiều ví dụ về điều này – dân Hê-bơ-rơ ở vùng ngoài rìa xứ Ca-na-an (Dân-số. 14:11-23); Ê-xê-chia ăn năn thay cho Y-sơ-ra-ên (2 Sử. 29:3-10,36); sự buông tha thành Ni-ni-ve (Giô-na 3:1-10).
Ý định của Đức Chúa Trời có tính linh động. Cũng như bất kì mối quan hệ mật thiết nào, mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời với con người bao gồm sự cho đi và nhận lại. Phản hồi của Đức Chúa Trời thỏa đáp cho chúng ta; chúng ta điều chỉnh đáp ứng của mình đối với Đức Chúa Trời. Vì vậy có thể nói ở mức độ này, Đức Chúa Trời đôi khi thay đổi ý định Ngài khi đáp ứng lời cầu nguyện của chúng ta.
Cùng một lúc, ý định của Đức Chúa Trời có tính nhất quyết. Có những mạng lệnh và lời hứa Ngài đã làm mà không thay đổi. Đức Chúa Trời đã giữ giao ước của Ngài với dân Y-sơ-ra-ên (Phục-truyền. 7:7-8) và giữ giao ước mới của Ngài với chúng ta (Giăng 6:37-40,44).
Đức Chúa Trời muốn chúng ta đi theo ý định của Ngài với sự vâng lời. Đức Chúa Trời có những đường lối định trước mà Ngài muốn chúng ta đáp ứng theo, nhưng chúng ta có quyền lựa chọn để thực hiện chúng hay không (Thi. 143:10; Hê. 10:35-39; 1 Tê. 5:16-18; 2 Phi. 3:9).
Cả ba khía cạnh này trong ý định của Đức Chúa Trời cùng hài hòa với nhau. Chúng ta không thể hiểu được bằng cách nào, nhưng sau cùng Đức Chúa Trời kiểm soát tất cả. Chúng ta có thể so sánh mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời, ý định của Ngài và con dân Ngài, với một trận cờ vua giữa một người mới học và một bậc thầy. Người mới học có thể thực hiện bất kì nước cờ nào anh ta muốn, và bậc thầy sẽ đáp lại thích hợp. Nhưng bậc thầy sẽ luôn luôn kiểm soát ván cờ. Phép loại suy này có giới hạn và không thể đẩy xa hơn nữa: dân sự của Đức Chúa Trời “thắng” khi ý định của Người Chủ được hoàn thành.

(32:15) Hai Bảng Chứng Ước

(32:25) Trò cười trước mặt kẻ thù

Để biết thêm về nổi lo của Môi-se cho danh tiếng Y-sơ-ra-ên đối với các quốc gia dân tộc khác, xem mục Tại sao Môi-se quan tâm đến việc Y-sơ-ra-ên phải được phân biệt với muôn dân khác? (33:16).

(32:27) Tại sao các con trai Lê-vi phải giết anh em, bạn hữu, và kẻ lân cận mình?

Môi-se đã ra lệnh cho các con trai Lê-vi phải giết tất cả những ai mà rõ ràng đã phạm tội, thậm chí cả bạn bè, hàng xóm và người thân nếu cần. Có lẽ những người phạm tội đã được quan sát theo dõi hoặc họ đã say xỉn nên có thể dễ dàng phân biệt. Câu 28 nói rằng khoảng 3,000 người chết vào ngày đó.

(32:33) Đức Chúa Trời xóa tên kẻ phạm tội khỏi sách của Ngài bằng cách nào?

Phần lớn tin rằng cuốn sách, khi được nhắc đến trong Cựu Ước, là một danh sách của tất cả những người trên đất thuộc trong giao ước với Đức Chúa Trời – chỉ người Hê-bơ-rơ thôi. Khi được nhắc đến trong Tân Ước, cuốn sách bao gồm tất cả những ai là tín đồ của Đấng Christ (Phi. 4:3; Khải. 3:5).

Comments


bottom of page