top of page
Ảnh của tác giảBầy Nhỏ

Giúp đọc Kinh Thánh - Xuất Ai Cập Ký 29

Đã cập nhật: 3 thg 8

Đọc Sách Xuất Ai Cập Ký tại 'đây'.

LIÊN KẾT KINH THÁNH (29:1-37)

Để biết thêm về nghi thức tấn phong thầy tế lễ, xem Lê-vi. 8:1-36.

(29:11-21) Tại sao lại cần nhiều máu như vậy để thờ phượng?

Một Đức Chúa Trời công chính và thánh khiết không thể bỏ qua tội lỗi. Cần phải có hậu quả. Tuy nhiên, như là một cử chỉ của sự thương xót, Đức Chúa Trời cho phép một vật thay thế cho chỗ của một tội nhân. Vật thay thế có thể trả cho hậu quả của tội lỗi, như vậy tội nhân sẽ không phải chết.
Việc thay thế sự-chết cho sự-sống này được bày tỏ một cách sinh động qua máu của con vật tế lễ hy sinh. Huyết là biểu tượng cho sự sống (Lê-vi. 17:11); đổ máu ra là bạn đã đổ sự sống của con vật đó. Bằng cách này, sự sống của nó được dâng để đánh đổi sự chết của tội nhân. Huyết này có nghĩa là sự chết đối với con vật, như là giá trả cho tội lỗi, nhưng nó có nghĩa là sự sống đối với tội nhân, như là dấu hiệu của sự tha thứ.
Tại sao Đức Chúa Trời lại yêu cầu sự trả giá ghê tởm như vậy cho tội lỗi? Ý định của Ngài là để làm sao cho con người không tránh né sự nghiêm trọng sống-chết của tội lỗi. Bất cứ thứ gì ít hơn huyết và việc cho đi mạng sống sẽ làm suy giảm giá trị của tội lỗi trong mắt của người dân (Hê. 9:22). Nhưng khi một người nghe tiếng kêu khóc của một con chiên con vô tội, thấy màu đỏ tươi của máu nó đổ trên bàn thờ và ngửi mùi khói của tế lễ thiêu, người đó sẽ được đánh thức bởi một suy nghĩ: Tôi đáng phải chết vì tội lỗi mình; con chiên đó đã chết thay cho tôi.
Trong Tân Ước, vật hy sinh thay thế không hề bị bỏ qua. Là tế lễ hy sinh toàn hảo duy nhất, Chúa Giê-xu Christ đã trở thành Chiên Con của sự hy sinh (Giăng 1:29,36), loại bỏ sự cần thiết phải tiếp tục dâng sinh tế bằng một con vật (Hê. 7:27; 9:12-14; 10:18).

(29:13-14) Tại sao lại có những hướng dẫn như vậy cho các phần khác nhau của con vật?

Tế lễ được dâng lên mang ý nghĩa biểu tượng. Một số phần của con vật được xem là quý giá hơn những phần khác – và được dâng cho Đức Chúa Trời. Những phần còn lại mà không có giá trị bằng được xem là tội lỗi – và bị đốt bên ngoài trại.

(29:20) Tại sao lại bôi máu lên trái tai phải, ngón cái tay phải và ngón cái chân phải của A-rôn?

Chúng ta biết rất ít về nghi lễ khó hiểu này (xem Lê-vi. 14:14). Có lẽ những phần này của cơ thể được thanh tẩy bằng máu một cách tượng trưng, thể hiện mong muốn của Đức Chúa Trời để chi phối mọi mặt trong đời sống chúng ta: trái tai cho những điều chúng ta nghe và nghĩ, ngón cái bàn tay cho những gì chúng ta làm và ngón cái bàn chân cho những nơi mà chúng ta đi. Xem mục Có gì đặc biệt về trái tai phải, ngón cái tay phải và ngón cái chân phải của thầy tế lễ? (Lê-vi. 8:23).

(29:22-28) Tế lễ đưa qua đưa lại

Đây là một phần của tế lễ bình an (hay thù ân) (xem Lê-vi. 7:30-32; 8:25-29). Tế lễ được nâng lên trước Đức Giê-hô-va và có thể đã được đưa qua đưa lại – di chuyển tiến lùi – như là một dấu hiệu báo rằng tế lễ này thuộc về Đức Chúa Trời. Sau đó tế lễ được dùng bởi thầy tế lễ đại diện cho Đức Chúa Trời, một điềm báo rằng Đức Chúa Trời sẽ làm hòa với người đã dâng tế lễ đó. Đồng thời xem mục Tại sao lại là một lễ vật đặc biệt? (Lê-vi. 7:30).

(29:29-30) Tại sao không ai khác ngoài dòng dõi của A-rôn được làm thầy tế lễ?

(29:35) Tại sao phải mất bảy ngày để tấn phong thầy tế lễ?

Trong bảy ngày của sự sáng thế, công việc của Đức Chúa Trời đã được hoàn thành trọn vẹn và hoàn hảo, từ đó đã đặt tiền lệ cho con số bảy là một biểu tượng cho sự toàn hảo hay hoàn thiện. Cùng một lý do đó, một số các bữa tiệc tôn giáo diễn ra cho đến bảy ngày hoặc từ ngày sa-bát đến ngày sa-bát (Lê-vi. 23:6,34). Mất bảy ngày để tấn phong một thầy tế lễ (hoặc thanh tẩy một bàn thờ, c. 37) chỉ ra một quá trình dẫn tới sự toàn hảo, làm cho thầy tế lễ (và bàn thờ) nên thánh – biệt riêng khỏi những gì tầm thường để được dùng cho mục đích của Đức Chúa Trời.

(29:42-43) Đức Chúa Trời đã phán với dân Y-sơ-ra-ên bằng cách nào?

Đức Chúa Trời đã chọn cho biết sự hiện diện của Ngài chỉ khi “có lịch hẹn trước”, như ở đây là tại cửa Lều Hội Kiến. Đức Chúa Trời muốn con dân Ngài có chủ ý khi đến gặp Ngài, vào buổi sáng và … vào buổi tối (c.39). Về cách Ngài phán với họ thì chúng ta không thể nói được. Có thể Đức Chúa Trời đã phán có tiếng nghe thấy được từ đám mây bên trên Đền Tạm; Có thể Ngài chỉ phán với Môi-se. Xem mục Đức Chúa Trời đã sai đến loại thiên sứ gì? (23:20-23).

Comments


bottom of page