Đọc Sách Xuất Ai Cập Ký tại 'đây'.
(25:5) Họ tìm được cá nược ở đâu trong sa mạc?
Có thể là cá cúi, một loài bò biển, loài động vật có vú dưới nước to lớn này (dài từ 2 đến 4 mét và nặng đến 680 kilôgram) có liên hệ với loài lợn biển và có thể được tìm thấy trong Biển Đỏ. Người Ả Rập vẫn dùng da thuộc từ bộ da dưới mỏng nhưng bền của cá cúi để làm giày sandal “hàng hiệu”. Người Bedouin dùng bộ da thô trên để làm tấm che lều. Những bộ da như vậy hiếm có trong sa mạc và mang ý nghĩa quan trọng: Không gì ngoài những bộ da thuộc tốt nhất, xứng đáng cho Đền Tạm của Đức Chúa Trời. Xem mục Da dê (Dân-số. 4:6).
(25:9) Tại sao thiết kế của Đền Tạm lại quan trọng như vậy?
(25:10) Gỗ si-tim
Xem mục: Gỗ si-tim có gì đặc biệt? (26:15).
(25:10-22) Mục đích của Hòm Chứng Ước là gì?
Hòm Chứng Ước được dùng như là một thánh địa có thể di chuyển được, biểu tượng cho sự hiện diện của Đức Giê-hô-va trong hình dáng của một bệ chân dưới ngôi của Đức Chúa Trời hoặc có thể một ngôi đền thu nhỏ. Hòm Chứng Ước cũng chứa đựng những gợi nhớ về những gì Đức Chúa Trời đã làm, trong đó: các bảng đá của luật pháp, một bình đựng ma-na và cây gậy trổ hoa của A-rôn. Hòm Chứng Ước tượng trưng cho sự tha thứ của Đức Chúa Trời, đặc biệt vào ngày lễ chuộc tội, khi thầy tế lễ thượng phẩm rưới huyết lên nắp của hòm, gọi là nắp thi ân (c. 17).
(25:14-16) Tại sao lại gọi là rương, hòm (ark)?
Các từ này đều dịch cùng một từ Hê-bơ-rơ cho hộp hay quan tài (xem Sáng-thế. 50:26). Hòm (the ark) được gọi nhiều tên như Hòm Chứng Ước, Hòm Giao Ước (ark of the covenant), Hòm Giao Ước của Đức Giê-hô-va (ark of the Lord), Hòm Giao Ước của Đức Chúa Trời (ark of God) và Hòm Bảng Chứng (ark of the Testimony). Từ Tiếng Anh ark, tuy đơn thuần có nghĩa là một cái hộp hay tàu thuyền dạng hộp, được dùng trong giới hạn để miêu tả (1) chiếc rương này, (2) tàu của Nô-ê, (3) chiếc thuyền bằng sậy giữ em bé Môi-se và (4) tủ đựng Torah hoặc Luật trong giáo đường Do Thái. Đồng thời xem mục Chiếc tàu – the Ark (6:14).
(25:18) Chê-ru-bim
Số nhiều của chê-rúp, một thực thể có cánh, có tính chất thiên sứ và tồn tại chủ yếu để tôn vinh Đức Chúa Trời. Ê-xê-chi-ên có miêu tả chê-ru-bim (Ê-xê. 10:12-14), nhưng rất có thể tồn tại một vài loại. Hình ảnh chê-ru-bim tô điểm trên vật dụng của đền tạm là biểu tượng cho sự thờ phượng Đức Chúa Trời, chứ không phải thần tượng để tôn thờ.
(25:30) Bánh cung hiến
Dịch theo nghĩa đen là bánh của gương mặt Ngài. Đây là của lễ dâng gồm 12 ổ bánh mì, biểu tượng cho 12 chi phái của Y-sơ-ra-ên và sự tận hiến của họ đối với Đức Chúa Trời, được giữ liên tục trong Nơi Thánh, trong sự hiện diện của Đức Giê-hô-va. Mỗi tuần bánh mới được đặt trước Đức Giê-hô-va, và thầy tế lễ được phép ăn bánh mì cũ.
(25:31-40) Chân đèn này có giống chân đèn menorah của người Do Thái?
Chân đèn này có thể là tiền thân của chân đèn menorah. Với bảy ngọn đèn (c. 37) và sáu nhánh (c. 35) cho thấy sự tương đồng. Tuy nhiên có một điểm khác biệt, chân đèn trong phân đoạn này là độc nhất vô nhị, thiết kế để chỉ được đốt trong nơi thánh của đền tạm.
(Nhiều đoạn) Vật dụng Trang trí Đền Tạm
(25:40) Tại sao kiểu mẫu Đền Tạm lại quá quan trọng đến vậy?
Chắc chúng ta nghĩ rằng các bản vẽ thiết kế tốt có thể sẽ còn giúp ích hơn. Nhưng nếu vậy, chúng ta có gì để học từ những miêu tả chi tiết này?
Phân đoạn này không những chỉ cho chúng ta biết làm thế nào Đền Tạm được tạo dựng. Nó còn đồng thời dạy cho chúng ta biết tại sao Đền Tạm được dựng lên: để đem đến sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Từ Đền Tạm, chúng ta có thể được học về sự vinh hiển của Đức Chúa Trời – một điều gì đó vượt xa tầm của một bản vẽ thiết kế đơn thuần. Người Y-sơ-ra-ên khi nghe những lời này lần đầu, đồng thời cũng thấy được vinh quang của Đức Chúa Trời trong những đàm mây bên trên Đền Tạm. Những gì mà có vẻ như là các chi tiết tẻ nhạt đối với chúng ta, có thể đã truyền đến sự thán phục vô cùng bên trong họ.
Kiến Trúc Sư Vĩ Đại, người mà đã lập ra kế hoạch cứu rỗi, đã đưa cho Môi-se kiểu mẫu song song với kế hoạch ấy trong sự dựng Đền Tạm. Đền Tạm nắm giữ một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc đối với những tác giả viết Tân Ước, vì vậy nó cũng nên có tầm quan trọng đáng kể đối với chúng ta. Xem mục: Tại sao lại có những hướng dẫn chi tiết đến vậy? (35:4 – 37:29).
Ngụ ý xuyên suốt “bản thiết kế” này là một sự so sánh song song thuộc linh với Đấng Christ và hội thánh. Đền Tạm (tabernacle, nghĩa đen là “nơi trú ngụ”) chỉ đến Đấng Christ, khi Ngài trú ngụ ở giữa chúng ta (Giăng 1:14; đồng thời xem 2:20-21), xé làm đôi bức màn của Cựu Ước (Mat. 27:51) và cho phép chúng ta được vào Nơi Chí Thánh bởi sự hy sinh của Ngài (Hê. 10:19-22). Chúng ta cũng có thể học về nguyên lý của sự cứu rỗi và của hội thánh từ kiểu mẫu của sự kiến tạo Đền Tạm (Ê-ph. 2:21; 1Phi. 2:5).
Comentários