Đọc Sáng Thế Ký đoạn 9 tại đây.
(9:2) Tại sao lại làm thế giới động vật kính sợ con người?
Có thể để nhấn mạnh uy quyền mà con người có trên động vật. Nỗi sợ này là một phần của lời nguyền xuất nguồn từ sự sa ngã. Nhưng thức tế con người thống trị trên loài vật là một phần của trật tự mà Đức Chúa Trời đã dựng nên (1:26,28). Sự rối loạn khác gây ra bởi sự sa ngã là giờ đây loài vật có thể là một mối nguy hiểm cho con người.
(9:4) Điều gì sai với thịt còn máu?
Sự sống cần phải được tôn trọng như một món quà đến từ Đức Chúa Trời. Không được xem thường sự sống trong bất cứ trường hợp nào. Vì sự sống của xác thịt ở trong máu (xem Lê. 17:11,14; Phục. 12:23), nên thịt cần phải được rút hết máu trước khi ăn. Xem thêm Tại sao huyết được xem là mối liên kết căn bản nhất đến sự sống? (Lê. 17:11).
(9:5) Có phải Đức Chúa Trời đòi các loài thú chịu trách nhiệm cho hành động của chúng?
Đúng vậy, theo nghĩa có thể bị đặt dưới một hình phạt nào đó. Tất nhiên, thú vật không thể hiểu về tội như cách con người hiểu. Tuy vậy, cũng như một người không được ngược đãi huyết của loài vật một cách thiếu ý thức bằng cách còn để lại máu trong thịt họ ăn, các loài thú vật phải chịu trách nhiệm cho máu của loài người. Nguyên lý này được đúc kết lại trong các Luật của Môi-se ở Xuất Ai Cập 21:28-29.
(9:6) Tại sao giết chóc lại cần thêm giết chóc?
Để khắc sâu trong mỗi người lòng tôn trọng hình ảnh của Đức Chúa Trời ở bên trong tất cả con người. Tử hình là cần thiết bởi vì mạng sống của con người là linh thiêng; trừ diệt đi một mạng người là xúc phạm đến hình ảnh của Đức Chúa Trời. Một tội phạm kinh khủng như vậy chỉ có thể sửa sai bằng cách dâng mạng sống của kẻ sát nhân lên lại cho Đức Chúa Trời. Nếu như không có tiêu chuẩn này, mạng sống của con người sẽ mất giá trị, bị hạ thấp và trở nên rẻ tiền; và những giá trị nhân đạo như quyền công dân, quyền bình đẳng giới và quyền trẻ em sẽ chịu thiệt hại. Xem thêm mục: Tại sao nên giết một sát nhân? (Phục. 19:13). Một số tin rằng Chúa Giê-xu sau này đã thay đổi cách thức luật hình sự được thực thi (xem Mat. 5:21-22, 38-39). Xem thêm Tại sao chỉ người không có tội được ném viên đá đầu tiên? (Giăng 8:7).
(9:13) Làm sao một thứ đến từ thiên nhiên và có thể lý giải được lại được dùng làm dấu hiệu từ Đức Chúa Trời?
Nó trở thành một dấu hiệu bởi vì cách Đức Chúa Trời sử dụng nó. Cầu vồng có thể đã xuất hiện trên trời trước đó, vì ngữ pháp Hê-bơ-rơ nói cụ thể là đến bấy giờ nó mới trở thành một dấu hiệu. Nếu vậy, Đức Chúa Trời đã lấy thứ tồn tại sẵn trên trời làm dấu hiệu để nhắc con người nhớ đến lời hứa của Ngài.
(9:22-24) Cham đã làm gì sai?
Tung tin về sự trần truồng của cha mình chắc chắn là điều sai rồi, thay vì lập tức che lại giùm cha, có lẽ cũng cho thấy sự bất hiếu chung của Cham đối với cha mình. Một số đã chỉ ra rằng chính Nô-ê (đầu tiên uống rượu, và giờ đang say) chứ không phải Kinh Thánh đã kết tội Cham làm sai. Xem mục tiếp theo.
(9:25) Tại sao Nô-ê lại rủa sả cháu mình chứ không phải Cham là con mình?
Một số để ý rằng con cái thường phải gánh chịu những sai trật của cha mẹ mình. Xem Tại sao phải trừng phạt con cháu vì tội lỗi của tổ tiên chúng? (Xuất. 20:4-5) và mục: Tại sao Đức Chúa Trời lại để trẻ em vô tội phải chịu đau khổ? (Ca. 2:11-12). Họ nghĩ rằng có thể Nô-ê đã nguyền rủa con của Cham với khái niệm này. Ý kiến khác thì cho rằng vì hành động của Cham, Nô-ê có thể đã nhận thấy khuynh hướng dâm tục của Ca-na-an, ảnh hưởng bởi Cham. Họ chỉ đến chứng cứ về tà đạo phồn thực của người Ca-na-an (những bùa chú với hình ảnh phô trương của các bộ phận sinh dục và những sự đồi trụy khác), vì điều này mà dân Ca-na-an sẽ bị phán xét về sau.
Commentaires