Đọc Sáng Thế Ký đoạn 7 tại đây.
(7:2) Loài thú vật thanh sạch … không thanh sạch
Xem Tại sao một số thứ lại không tinh sạch? (Lê. 5:2) và mục: Tại sao Đức Chúa Trời không cho ăn thịt? (Lê. 11:4-41).
(7:2-3) Làm sao Nô-ê biết được loài thú vật nào thanh sạch hay không thanh sạch?
Ta không biết chắc được. Luật cụ thể về thứ gì là thanh sạch và không thanh sạch vẫn chưa được ban cho tới nhiều năm sau này. Xem Tại sao một số thứ lại không tinh sạch? (Lê. 5:2). Một số ý kiến cho rằng khi Đức Chúa Trời ban điều luật này, Ngài đã hình tượng hóa những khái niệm tôn giáo này dựa trên những điều cấm kỵ đã có sẵn trong văn hóa. Nếu vậy, Nô-ê có thể hiểu được điều gì là thanh sạch hay không nhờ vào hiểu biết văn hóa. Hoặc là Đức Chúa Trời đã cho biết loài vật nào thanh sạch hay không thanh sạch, nhưng ta chỉ nghe được lời tóm tắt của những gì Ngài nói với Nô-ê.
(7:2-3) Tại sao lại đem theo những loài thanh sạch nhiều hơn những loài không thanh sạch?
Để Nô-ê cùng gia đình mình có thể dâng sinh tế cho Đức Chúa Trời sau trận lụt (8:20). Cùng với đó, chỉ có loài thanh sạch mới được dùng để làm thức ăn. Phong tục sử dụng thú vật thanh sạch thay vì thú vật không thanh sạch, trong các nghi lễ hay làm thực phẩm, đã được quan sát từ rất lâu trước khi có những hạn chế của Môi-se (Lê. 11-15).
(7:9) Có phải Đức Chúa Trời đã làm cho các loài vật đến với Nô-ê?
Ta không thể biết chắc được. Một số nghĩ rằng Nô-ê đã đi săn tìm để thu gom các loài thú vật trong những năm ông đang đóng con tàu. Số khác thì nghĩ các loài vật đã phản ứng với giác quan thứ sáu nào đó, báo cho chúng biết thảm họa đang ập đến. Có cả suy luận cho rằng các chuyển động nào đó của những phiến băng đã gây ra một cuộc di cư lớn của những loài vật.
(7:11) Các nguồn của vực lớn nổ tung
Đây có thể đang chỉ tới những nguồn nước ngầm trào dâng tuôn đổ ra do một chấn động lớn đến đáy đại dương hay là ảnh hưởng của một trận động đất dữ dội.
(7:14) Làm sao Nô-ê quản lý được một sở thú nổi trên mặt nước?
Nô-ê cần phải đem lên tàu lượng nhu yếu phẩm đủ để cung cấp cho tám người và tất cả các loài vật có trên tàu. Tuy chúng ta không thể nói chắc chắn được, có thể một số các loài thú vật đã đi vào thời kì ngủ đông. Nhiều câu hỏi phát sinh (Làm sao Nô-ê thỏa mãn các loài thú ăn thịt? Tại sao các loài thú không cảm thấy khó chịu ở trong không gian kín lâu như vậy?) không thể trả lời được, chỉ có thể nói rằng Đức Chúa Trời đã kiểm soát toàn bộ sự việc.
(7:19-20) Trận lụt lan rộng đến mức nào?
Nhiều dữ kiện cho thấy rằng trận lụt đã bao phủ cả thế giới: (1) Nó tiêu diệt tất cả các loài sống ở dưới trời (6:17). (2) Nước phủ hơn các đỉnh núi cao đến bảy mét rưỡi (7:19-20). (3) Trận lụt kéo dài 371 ngày, suy ra đây không chỉ là một trận lụt ở vùng đất đó. (4) Ngày phán xét cuối cùng bằng lửa của cả trời đất được so sánh với trận lụt của Nô-ê (2 Phi-e-rơ 3:3-7).
Mặt khác, có nhiều câu hỏi được đặt ra để ủng hộ giả thuyết về một trận lụt cục bộ: (1) Nếu như trận lụt đúng là trên toàn cầu, tại sao chiếc tàu lại tấp trên núi A-ra-rát (8:4), trôi nổi chỉ cách nơi bắt đầu vài cây số? Tại sao trong nguyên văn Hê-bơ-rơ không sử dụng từ thông thường nhất để chỉ thế giới dù chỉ một lần trong cả sự kiện? Tại sao thay vì đó lại sử dụng từ cho trái đất mà đồng thời có thể dịch thành vùng đất hay đất nước? (Từ này cũng sau này được sử dụng để miêu tả nạn đói trên khắp cả đất, nghĩa là thế giới chỉ trong tầm thấy và biết của người viết mà thôi.)
Một số tin rằng trận lụt bao phủ cả thế giới. Số khác lại nghĩ rằng nó bao phủ một vùng của thế giới nhưng được miêu tả bằng ngôn ngữ gồm cả thể giới – như ta miêu tả thế chiến mà không bao hàm chính xác tất cả những nước có liên quan.
Commentaires