Đọc Sáng Thế Ký đoạn 50 tại đây.
(50:2-3) Loại ướp xác gì cần đến 40 ngày?
Quá trình ướp xác có thể mất đến 70 ngày. Con số 40 ngày có thể tượng trưng cho “một khoảng thời gian lâu.” Ướp xác là một kĩ thuật mà người Ai Cập đã phát triển và thuần thục, chưa hề có ai khác tương xứng với những phương pháp của họ về khả năng bảo quản xác. Một số bộ phận được ướp riêng biệt. Sau khi ướp, cơ thể được bọc bằng vải lanh và đặt trong hòm gỗ, xác ướp được tháo băng bởi những nhà khảo cổ học cho thấy da và tóc đen sẫm, nhưng cơ thể nguyên vẹn.
(50:7) Tại sao người Ai Cập lại an táng một người Hê-bơ-rơ?
Giô-sép là một quan chức cấp cao, và thể hiện sự tôn trọng cho cái chết của cha ông là phải lẽ. Khoảng thời gian 70 ngày được kéo dài thêm cho thấy danh tiếng nổi trội của Giô-sép. Người Ai Cập rất xem trọng sự chết và cung cấp những gì tốt nhất họ có trong khả năng của họ cho người qua đời – bao gồm cả đồ ăn, đồ mặc, thú nuôi và những vật khác để dùng trong thế giới bên kia của người chết.
(50:20) Đức Chúa Trời có can thiệp vào những ý định của chúng ta?
Cho dù ý định của ta có là gì đi chăng nữa, chúng không thể nào ngăn trở công việc của Đức Chúa Trời. Và như vậy, chúng ta có thể tin tưởng rằng Đức Chúa Trời sẽ thực hiện các lời hứa của Ngài. Một chủ đề chiếm ưu thế trong suốt năm sách đầu tiên của Kinh Thánh đó là Đức Chúa Trời sẽ thực hiện lời hứa của Ngài với loài người. Con người hoặc hoàn cảnh có thể chống lại kế hoạch của Đức Chúa Trời, nhưng không bao giờ làm nó trật đường ray.
Ví dụ như những nan đề của Áp-ra-ham chưa bao giờ quá mức để không thể vượt qua được. Điều này bao gồm cả khi ông suýt mất vợ mình cho Pha-ra-ôn, khi tranh đấu với Lót, khi ông quá già để có con và khi ông bị yêu cầu phải dâng người con trai duy nhất của mình. Trong mỗi trường hợp, Đức Chúa Trời đã tiếp trợ. Và chu kỳ này vẫn tiếp tục trong suốt diễn biến của gia tộc: Lời hứa bị lâm nguy bởi hành động của con người nhưng được bảo toàn bởi Đức Chúa Trời.
Lời hứa với Áp-ra-ham bao gồm ba thành phần chính: Hậu duệ, mối liên hệ và miền đất. Sáng Thế Ký tập trung vào việc Đức Chúa Trời làm ứng nghiệm lời hứa của Ngài về hậu duệ. Xuất Ai Cập Ký và Lê-vi Ký tập trung vào việc bảo tồn mối liên hệ. Dân-số Ký và Phục-truyền Luật-lệ Ký tập trung vào lời hứa về vùng đất. Trong Giô-suê, lời hứa đó được ứng nghiệm. Trong mỗi chặng đường, Đức Chúa Trời hoàn thành ý muốn của Ngài qua những phương thức sáng tạo của riêng Ngài. Âm mưu của con người không phá hoại kế hoạch của Đức Chúa Trời. Thực tế, Đức Chúa Trời đôi khi sử dụng những ý định xấu xa của con người để hoàn thành mục đích của riêng Ngài. Đức Giê-hô-va sẽ làm những gì mà Ngài muốn (Châm-ngôn 16:4).
(50:22) Tại sao các con trai của Y-sơ-ra-ên vẫn sống trong Ai Cập sau nạn đói?
Có thể người Y-sơ-ra-ên tận hưởng sự giàu có và tốt lành của xứ Ai Cập. Ca-na-an nằm gần vùng biên giới hơn, bất ổn hơn về mặt chính trị và có lẽ không màu mỡ bằng. Bởi vì người Y-sơ-ra-ên sống trong Ai Cập suốt quảng đời của Giô-sép (ba thế hệ), họ có thể quen thuộc hơn với Ai Cập. Thêm nữa, khả năng là họ có bổn phận với Pha-ra-ôn. Tất cả mọi người trong xứ của vua mang ơn hoặc mắc nợ Pha-ra-ôn theo cách nào đó, mặc dù chúng ta không thấy dấu hiệu họ làm nô lệ cho đến khi sách Xuất Ai Cập.
(50:23) Tại sao lại đặt trẻ mới sinh trên đầu gối của ông nội?
Việc “đặt trẻ trên đầu gối của một người” dường như có nghĩa là chấp nhận con trẻ ấy như là con của mình. Ở đây Giô-sép có thể đã nhận nuôi Ma-ki để chia một phần thừa kế cho cháu. Bởi vì Giô-sép ngoài Ma-na-se và Ép-ra-im không thấy còn người con trai nào khác, chúng ta có thể hiểu được việc nhận Ma-ki làm con nuôi (người con trai trưởng của con trai trưởng). Điều này cũng tương tự như trong xã hội ngày nay di chúc được thay đổi để cho cháu nhận phần bằng con. Gia tộc Ma-ki sau này được bộc lộ là có địa vị tương đương với các gia tộc còn lại (Dân-số Ký 26:29).
(50:24) Tại sao họ cần giúp đỡ để ra khỏi Ai Cập?
Câu thăm viếng anh em dịch một từ Hê-bơ-rơ thường nói về việc Đức Chúa Trời đến với con người để đem sự cứu giúp hay sự phán xét. Điều này nhấn mạnh hành động dứt khoát của Đức Chúa Trời trong lịch sử của loài người. Giô-sép tiên đoán Đức Chúa Trời sẽ dẫn người Hê-bơ-rơ trở về Ca-na-an. Họ không cần phải làm nô lệ để Đức Chúa Trời vận hành trong đời sống của họ. Có lẽ một vài thế hệ sau khi Giô-sép qua đời người Hê-bơ-rơ mới trở thành nô lệ.
LIÊN KẾT KINH THÁNH (50:25) Anh em sẽ đưa hài cốt của tôi ra khỏi xứ nầy
Môi-se sau này đã thực hiện ước muốn cuối cùng của Giô-sép. Xem Xuất Ai Cập 13:19.
Commentaires