Đọc Sáng Thế Ký đoạn 43 tại đây.
LIÊN KẾT KINH THÁNH (43:3)
Sự lãnh đạo của Giu-đa giữa các người anh được chứng minh ở đây và trong cc. 8-10. Xem Làm thế nào Giu-đa sẽ trở thành người cai trị? (49:10-12). Từ dòng dõi của Giu-đa mà Đấng Mê-si-a đã đến (Ma-thi-ơ 1:2-3).
(43:11) Tại sao mất công đem quà tặng từ một sứ gặp nạn đói?
Mang theo quà trong một chuyến thăm, đặc biệt tới gặp một người cấp cao, là thường lệ trong văn hóa này (và có thể không thiếu được – xem 1 Sa-mu-ên 16:20 và 17:18). Ngay cả khi phải trả giá rất cao, cử chỉ mang tính biểu tượng này là một phần nhất thiết của giao thức. Bên cạnh đó, những món quà này không phải là thức ăn chính như bánh mỳ, nho hay ô-liu mà là những món đặc sản mà Gia-cốp gọi là những thổ sản quí nhứt của xứ ta (bản Kinh Thánh Tiếng Việt 1925).
(43:18) Tại sao một lời mời tới nhà của vua chúa gây ra nỗi lo sợ?
Thông thường thì một lời mời tới nhà của một người được xem là một cử chỉ của tình hữu nghị hoặc lòng hiếu khách bình thường trong xứ sa mạc. Nhưng người du mục Bedouin rất hiếm khi được mời dự với hoàng gia, nên sự e sợ của họ rất dễ hiểu.
(43:23) Si-mê-ôn bị giam trong bao lâu?
Ít hơn hai năm, bởi vì nạn đói đã hoành hành lâu đến vậy (45:6).
(43:32) Người Ai Cập cổ đại có phân biệt chủng tộc không?
Có thể như vậy, nhưng sự phân chia trong bữa ăn là vì lý do tôn giáo. Thuật ngữ ghê tởm thường chỉ tới sự không thanh sạch lễ nghi. Người Ai Cập cảm thấy người Hê-bơ-rơ không thanh sạch bởi vì họ không thờ các thần Ai Cập. Điều này tương tự như phong tục người Do Thái không ăn chung với người ngoại đạo.
(43:33) Tại sao lại xếp ngồi các người anh em theo thứ tự tuổi tác?
Chúng ta nghĩ rằng vị trí xếp ngồi sẽ đi theo cấp bậc trong một bữa ăn chính thức. Vị trí ngồi danh dự sẽ dành cho người lớn nhất, và mọi người khác sẽ theo sau tùy vào độ tuổi của họ. Bởi vì người chủ tiệc đã cho họ ngồi chính xác thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất, họ đã vô cùng ngạc nhiên. Họ không thể nào tưởng tượng được có sự trùng hợp phi thường như vậy, nhưng họ cũng không thể tưởng tượng được làm sao mà bất kỳ ai trong triều đình Ai Cập có thể biết tuổi tác của họ.
(43:34) Sự thiên vị có bao giờ tốt không?
Giô-sép cho thấy sự thiên vị bằng việc cho em mình là Bên-gia-min phần ăn thêm hơn. Chuẩn bị phần ăn được chọn riêng cho một khách mời danh dự là hành động phổ biến trong văn hóa của họ. Điều này đặc biệt đúng với sự thiên vị được thể hiện bởi, hoặc cho, những người trong vị trí quyền lực.
Tuy vậy Gia-cơ 2:1-9 khuyên nhủ chúng ta đừng cho thấy sự thiên vị. Chúng ta biết rằng nhiều vấn đề mà Giô-sép gặp phải đến từ sự ưu ái mà cha ông đã dành cho ông (đ. 37). Tuy nhiên, phân đoạn của Sáng Thế Ký có vẻ như không tập trung vào vấn đề thể hiện sự thiên vị, mà vào vấn đề cách một người phản ứng khi sự thiên vị được thể hiện. Cho dù việc Giô-sép và Gia-cốp thiên vị có sai hay không, câu hỏi được đặt trong những câu chuyện này là: Những người anh sẽ phán ứng như thế nào? Trong đ. 43, nan đề là dù họ có thể chịu đựng thêm một người em được ưu ái hay không. Họ có khước từ ông như đã làm với Giô-sép? Hay họ có thể vượt qua cảm giác bị tổn thương và vui với kẻ vui (Rô-ma 12:15)?
Comments