Đọc Sáng Thế Ký đoạn 38 tại đây.
(38:1) Tại sao Giu-đa lìa khỏi gia đình?
Có thể bởi vì Giu-đa thấy áy náy khi phải nhìn cha mình khóc thương cho Giô-sép, đặc biệt khi có sự lừa dối trong đó. Câu rời anh em có thể chỉ ra rằng đã có sự xích mích giữa Giu-đa và các anh em vì chuyện Giô-sép.
(38:2) Không phải cưới phụ nữ Ca-na-an là sai sao?
Tuy sau này việc cưới giữa các tôn giáo khác nhau rõ ràng sẽ phá hoại niềm tin của Y-sơ-ra-ên, Gia-cốp có lẻ đã không hướng dẫn các con của mình tránh cưới phụ nữ Ca-na-an. Trong khi ông nội (24:3) và cha của Gia-cốp (28:1) đã cấm các người con trai của mình cưới người Ca-na-an, vào thời điểm này trong lịch sử của dân tộc họ, việc cưới một người khác ngoài dân Y-sơ-ra-ên có vẻ không trái với nguyên tắc. Xem Giô-sép có sai trong việc cưới con gái của một thầy tế lễ ngoại đạo? (41:45).
(38:8-10) Tội của Ô-nan là gì?
Một số nói rằng sự kiện này minh họa cho những nguyên lý liên quan đến việc ngừa thai hay thủ dâm, nhưng điều này không mấy hợp lý. Tội của Ô-nan là sự thất bại của cậu trong việc nối dõi cho anh mình.
(38:7-10) Tại sao Đức Chúa Trời lại khiến cho một số người phải chết?
Có vẻ dường như Đức Chúa Trời độc đoán trong sự trừng phạt của Ngài. Một số người đàn ông và phụ nữ đã bị tử hình cho những tội mà có vẻ như rất nhỏ; số khác – những tội phạm tà dâm – lại được phép đắm mình trong sự gian ác của họ. Tại sao đôi khi Đức Chúa Trời có vẻ không mạch lạc trong cách Ngài sửa dạy?
Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta rằng Đức Chúa Trời không lấy làm vui lòng trong cái chết của những kẻ ác. Ngài muốn mọi người chịu trách nhiệm cho chính những hành động sai trái của mình và quay lưng lại với chúng (Ê-xê-chi-ên 33:11). Mặc khác, Đức Chúa Trời trong sự khôn ngoan của Ngài đã chọn dùng một số người làm ví dụ, và có thể đây là trường hợp của những người đàn ông trong phân đoạn này. Sự trừng phạt của họ nhắc nhở chúng ta rằng thậm chí những tội nhỏ nhặt cũng tách chúng ta khỏi Đức Chúa Trời.
Có thể Đức Chúa Trời cho phép một số những kẻ ác sống bởi vì Ngài muốn cho họ thời gian để từ bỏ đường lối xấu xa của họ, cho dù sự đồi bại của những người đó có vẻ sâu đậm đến đâu đi chăng nữa. Ngài đã chịu đựng sự bại hoại của một số người hàng thập kỷ hay thậm chí cả đời họ. Một số những người xấu xa nhất trong lịch sử đã từ bỏ đường lối trái đạo đức của họ để trở thành những kỹ sư xây dựng tuyệt vời cho vương quốc của Đức Chúa Trời. Tín đồ Phao-lô là một ví dụ rạng rỡ cho những người như vậy.
(38:14) Tại sao Ta-ma có quyền cưới em rể của mình?
Bởi vì đây là một phong tục đã được định để tiếp nối dòng dõi của người anh đã qua đời và chu cấp cho nhu cầu của người vợ góa. Điều này về sau được định rõ trong các luật của Môi-se để những người anh em có thể từ chối trách nhiệm này, nhưng sẽ phải gánh chịu nhục nhã (Phục-truyền. 25:5-10).
(38:15) Tại sao Giu-đa không nhận ra Ta-ma?
Thông thường các gái bán dâm trong đền miếu vẫn giữ lúp che mặt trong lúc quan hệ tình dục. Tập tục này giữ cho ảo tưởng rằng người tham dự đang ăn nằm với nữ thần của đền miếu. Đồng thời xem thêm Làm thế nào để những người đàn ông dâng sinh tế với gái mại dâm? (Ô-sê 4:14).
(38:16) Có phải đây chỉ là cuộc gặp cho tình dục thôi?
Kinh Thánh không cho chúng ta biết Giu-đa quan tâm tới gái mại dâm của đền miếu là vì muốn thỏa mãn tình dục thôi hay ông muốn được lợi ích từ những sự mê tín của tà đạo phồn thực. (Xem mục tiếp theo.) Chúng ta biết rằng Giu-đa đang trên đường để hớt lông chiên và muốn gom nhiều lông chiên. Thêm nữa, rõ ràng là việc thờ thần tượng là một cám dỗ trong gia đình của Gia-cốp (31:19) và trong nhiều thế hệ hậu duệ tiếp theo nữa (Giô-suê 24:23; Ê-sai 46:5-12). Xem mục: Tại sao dân Y-sơ-ra-ên lại bị cám dỗ bởi những thần khác? (Giô-suê 23:7) và Tại sao người ta lại nghĩ những thần tượng không hồn làm bởi tay người cần được tôn thờ? (Thi-thiên 135:15-17).
(38:21) Gái bán dâm
Gái bán dâm trong đền miếu được sử dụng trong tà đạo phồn thực ở thời kỳ Trung Đông cổ đại. Những tà đạo này tin rằng hoa màu và bầy đàn được gia tăng bởi nghi lễ ăn nằm với gái mại dâm của những nữ thần cụ thể như A-sê-ra, Át-tạt-tê và A-nát. Đồng thời xem Nghề mại dâm trong đền miếu (Phục. 23:17) và Mại dâm nam có liên quan gì đến sự thờ phượng dị giáo? (1 Các Vua 14:24).
(38:24) Có phải lời nói của Giu-đa đã lộ ra tiêu chuẩn hai mặt?
Chắc chắn là như vậy. Sự buông tuồng không bao giờ được dung túng hoặc chấp nhận trong Kinh Thánh. Và sự thiếu vắng bình luận đạo đức về những hành vi tình dục của Giu-đa ở đây không có nghĩa là Đức Chúa Trời chấp thuận những hành động của ông. Khi Giu-đa phát hiện chuyện gì đã xảy ra, ông chịu trách nhiệm cho tội lỗi của mình và không còn quan hệ với con dâu của mình nữa.
(38:26) Tại sao Ta-ma lại muốn làm mẹ đơn thân hơn là góa phụ không con?
Nỗi nhục nhã của sự hiếm muộn là rất nghiêm trọng trong thời Trung Đông cổ đại. Sự ô nhục khi không có con là lớn hơn khi làm một người mẹ đơn thân và người mẹ sẽ được con cái bảo đảm cho tương lai. Bởi vì người con trai sinh ra thuộc về Giu-đa, Ta-ma có quyền hưởng lợi từ bộ tộc của ông, và thậm chí có thể một phần của gia sản. Nếu Ta-ma không thể chu cấp cho chính mình trong tuổi già, con trai của bà sẻ được thúc dục để chu cấp cho bà.
(38:27-30) Người con nào trong sinh đôi được kể là con trưởng?
Phê-rết, người con lọt lòng mẹ trước tiên, được kể là con trưởng (Dân-số. 26:20). Từ dòng dõi của Phê-rết mà sau này vua Đa-vít được sinh ra.
LIÊN KẾT KINH THÁNH (38:27-30)
Sự vật lộn của cặp sinh đôi này gợi nhớ người đọc đến Gia-cốp nắm gót chân của anh mình khi ra đời. Xem 25:26.
Comments