top of page
Ảnh của tác giảBầy Nhỏ

Giúp đọc Kinh Thánh - Sáng Thế Ký 36

Đã cập nhật: 16 thg 6, 2023

Đọc Sáng Thế Ký đoạn 36 tại đây.

(36:1) Ê-đôm

Bởi vì món súp đỏ mà Ê-sau đã đổi quyền trưởng nam mình cho Gia-cốp, từ Ê-đôm, nghĩa là đỏ, nay được liên hệ với Ê-sau. Không chắc chắn rằng cái tên này nói tới cá nhân Ê-sau, hoặc chỉ nói tới vùng Đông-Nam Biển Chết mà đã trở thành nơi ở của dân Ê-đôm, hậu duệ của Ê-sau.

(36:2) Tại sao Ê-sau lại cưới phụ nữ Ca-na-an?

Có thể bởi vì họ ở gần và sẵn sàng. Tuy nhiên, sau này trong cố gắng để lấy lại lòng cha mẹ mình, ông đã sắp đặt để cưới con gái của Ích-ma-ên, một trong những người con trai của Áp-ra-ham (28:8-9). Ê-sau được miêu tả là một người đàn ông vô thần mà không quý trọng giao ước được lập với Áp-ra-ham là ông nội mình và ông xem thường quyền trưởng nam của mình (Hê-bơ-rơ 12:16-17). Cũng có khả năng là ông đã cưới phụ nữ Ca-na-an vì lý do chính trị, để làm hòa với những người trong vùng. Xem Tại sao lại phê duyệt một hiệp ước quốc tế bằng một hôn nhân? (2 Sử-ký 18:1)

(36:2) Phả hệ có giá trị gì?

Xem mục: Tại sao cần đọc một danh sách cổ đại của những tên tuổi khuất mặt? (1 Sử-ký 1:1)

(36:2-19) Tại sao có nhiều sự lặp lại trong những phả hệ này như vậy?

Mặc dù những cái tên được lặp lại, mỗi danh sách có tầm quan trọng riêng biệt về mặt địa lý và lịch sử. Danh sách đầu tiên giới thiệu gia đình của Ê-sau và miêu tả cách nó đã lớn mạnh hơn gia tộc Gia-cốp. Danh sách thứ hai nêu các vợ và con trai một lần nữa, lần này với tư cách là những cư dân của vùng đồi núi Sê-i-rơ. Danh sách cuối cùng chi tiết những con trai là các trưởng tộc đã gây dựng gia tộc Ê-sau trở thành một quốc gia, Ê-đôm.

(36:8) Sê-i-rơ

Sê-i-rơ là vùng đồi núi trong khu vực tổng quát của Ê-đôm (xem Bản Đồ 2). Hậu duệ của Ê-sau đã chinh phục người dân bản địa, dân Hô-rít (Phục-truyền. 2:12-22). Vì một trong những người vợ của ông là người Hô-rít, Ê-sau có thể đã muốn định cư ở đó. Một khi hậu duệ của Ê-sau kiểm soát khu vực, nó được biết đến là Ê-đôm.

(36:24-25) Có gì đặc biệt về suối nước nóng?

Khám phá về suối nước nóng của A-na là rất quan trọng vì nó gia tăng giá trị của vùng đất. Nước, đặc biệt nước nóng tự nhiên, là một mặt hàng giá trị trong thời Trung Đông cổ đại.

(36:31) Ê-đôm

(36:31) Lịch sử thế tục có giá trị tâm linh gì?

Kể những câu chuyện về những người đàn ông như Ê-sau và Ích-ma-ên cho phép Y-sơ-ra-ên mường tượng được mọi chuyện có thể diễn biến thế nào nếu họ không được Đức Chúa Trời chọn. Lịch sử đáng sợ của những người vô thần này rất có thể đã là lịch sử của chính họ ngoại trừ ân điển của Đức Chúa Trời.
Lịch sử thế tục, đặc biệt những gì được ghi chép lại trong Kinh Thánh, đồng thời cũng chứng tỏ sự tể trị của Đức Chúa Trời trên mọi nước – dù các nước này có công nhận Đức Chúa Trời hay không. Ví dụ như, Đức Chúa Trời dùng những dân ngoại để trừng phạt sự thiếu đức tin trong chính dân của Ngài (Phục-truyền. 28:49-57).
Lịch sử thế tục còn xác nhận lẽ thật của Kinh Thánh bằng cách cung cấp thêm bằng chứng cho những sự thật và sự kiện mà Kinh Thánh ghi lại. Những lịch sử như vậy minh họa những lẽ thật và nguyên tắc Thánh Kinh.
Lịch sử của những dân ngoại còn chứng tỏ rằng những lời tiên tri về các dân ấy đã được ứng nghiệm. Đức Chúa Trời muốn đưa người ngoại đến với Ngài qua dân giao ước. Tuy qua nhiều phương diện Y-sơ-ra-ên đã thất bại trong vai trò này, luôn luôn có một số ít những người tin kính sẽ chuyển đổi lịch sử thế tục trở thành lịch sử thiêng liêng.

(36:40-43) Tại sao danh sách những trưởng tộc này khác với danh sách ở cc. 15-19?

Có thể bởi vì những danh sách này nhằm mục đích khác nhau. Danh sách đầu tiên (cc. 15-19) liệt kê những trưởng gia tộc theo phả hệ của họ. Danh sách này nêu (hầu hết) những tên khác, cho thấy ai nắm quyền những khu vực khác nhau. Chỉ có Thê-man và Kê-na xuất hiện trong cả hai danh sách.

Comments


bottom of page