top of page
Ảnh của tác giảBầy Nhỏ

Giúp đọc Kinh Thánh - Sáng Thế Ký 28

Đã cập nhật: 10 thg 1, 2023

Đọc Sáng Thế Ký đoạn 28 tại đây.

(28:4) Đây có phải lời chúc phước khác với lời chúc phước mà Gia-cốp đã cướp?

Đúng vậy. Nó được định cho Gia-cốp, tập chú vào hôn nhân và gia đình tương lai của ông. Đồng thời lời chúc cũng nêu tên cụ thể phước lành về miền đất ban cho Áp-ra-ham. Khi truyền lời chúc này, Y-sác đang cho Gia-cốp kế thừa điều quan trọng nhất mà gia đình có được – phước lành và mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời. Y-sác dường như đã chấp nhận rằng người con út của ông sẽ là người mà Đức Chúa Trời dùng để thực hiện lời hứa của Ngài với Áp-ra-ham.

(28:9) Tại sao Ê-sau lại quyết định cưới lần nữa?

Ê-sau đang cố gắng cải thiện phần của ông bằng cách bắt chước em mình trong hành trình tìm vợ trong gia quyến. Là người Ích-ma-ên, những người phụ nữ này là cháu của Áp-ra-ham. Nhưng họ cũng không được kể trong dòng dõi của lời hứa, nên hành động của Ê-sau thực sự không mang lại ích lợi gì.

(28:10) Hành trình của Gia-cốp

(28:12-15) Giấc mộng có phải lời phán từ Đức Chúa Trời?

Chúng có thể, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Ở đây, Đức Chúa Trời đã lặp lại lời hứa được ban cho cha ông của Gia-cốp. Giấc mộng tương xứng với ý định đã được bày tỏ của Đức Chúa Trời. Tương tự, nếu Đức Chúa Trời dùng giấc mộng để bày tỏ ý định của Ngài cho chúng ta, thì giấc mộng ấy sẽ tương xứng với lời dạy trong Kinh Thánh.
Giấc mộng không nên thay thế những quyết định được suy xét cẩn thận và chắc chắn. Cần phải tham khảo kỹ càng Kinh Thánh và ý kiến của những thành viên đáng tin cậy của Hội Thánh. Chúng ta không nên kì vọng rằng Đức Chúa Trời sẽ cho ta biết ai chúng ta nên cưới hoặc con đường nghề nghiệp nào ta nên chọn. Đó không phải kiểu mẫu mà Đức Chúa Trời bày tỏ ý định của Ngài.
Giấc mộng này được đem tới để bảo đảm cho Gia-cốp rằng Đức Chúa Trời đang hiện diện với ông và Ngài có ý định ban phước cho ông để giữ lời hứa đã được lập với tổ tiên ông. Nó đồng thời cũng đánh dấu cho khởi đầu mối quan hệ trọn đời của Gia-cốp với Đức Chúa Trời.

(28:20-22) Tại sao sự thành tín của Gia-cốp lại phụ thuộc vào những gì Đức Chúa Trời sẽ làm cho ông?

Một số nghĩ Gia-cốp đang thương lượng với Đức Chúa Trời về những gì Ngài vừa mới hứa ban cho ông. Số khác nghĩ rằng đây là một lời thề chung chung được đưa ra trong sự cảm tạ Đức Chúa Trời, như những lời mà chúng ta có thể tìm thấy trong Thi Thiên. Có những người cầu nguyện sẽ tôn vinh và dâng sinh tế cho Đức Chúa Trời khi lời cầu nguyện được đáp ứng. Dù vậy, lời thề của Gia-cốp đã được đưa ra để đáp lại lời hứa ban phước mà ông đã không thỉnh cầu.

(28:22) Sao lại hứa dâng một phần mười?

Có vẻ như đây là cách thức để ghi nhận thẩm quyền và lòng hào phóng của người đã ban cho phước lành. Sau này Đức Chúa Trời yêu cầu một phần mười từ tất cả người Y-sơ-ra-ên (Lê-vi. 27:30-32; Dân-số. 18:26; Phục-truyền. 14:22-28).

Comentários


bottom of page