Đọc Sáng Thế Ký đoạn 24 tại đây.
(24:2) Hãy đặt tay dưới đùi ta.
(24:4) Tại sao Áp-ra-ham lại muốn con trai mình cưới một người thân?
Đây được gọi là cưới trong gia tộc, một truyền thống được chấp nhận ở thời điểm đó. Một số nghĩ rằng điều này dẫn tới luật được ban sau này cấm người Y-sơ-ra-ên quan hệ và cưới những tộc người Ca-na-an khác (Xuất Ai Cập 34:16; Phục Truyền. 7:3). Như vậy sẽ cắt giảm sự thờ lạy và hầu hạ các tà thần. Số khác thì nói rằng đây chỉ đơn giản là phụ huynh mong muốn con em mình cưới người thuộc dân tộc mình.
LIÊN KẾT KINH THÁNH (24:7)
Lời hứa với Áp-ra-ham được chép trong 12:7.
(24:14) Chúng ta có nên cầu xin Đức Chúa Trời cho một dấu hiệu để chứng tỏ ý muốn của Ngài không?
Người đầy tớ của Áp-ra-ham đã không cầu xin cho một dấu hiệu phi thường nào đó, như lửa giáng xuống từ trời. Điều mà ông cầu xin là để nhận thấy được những đặc điểm của một người mà sẽ làm vợ xuất sắc trong văn hóa tại đó – một người thân thiện, hiếu khách và cần cù. Tuy vậy, tình huống khác thường đã chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đã chọn Rê-bê-ca để làm vợ của Y-sác.
Có phải dẫn chứng Kinh Thánh này dạy cho chúng ta biết cách chắc chắn để nhận thấy ý muốn của Đức Chúa Trời không? Câu trả lời là không. Đức Chúa Trời hứa cho chúng ta sự hướng dẫn và sự hiện diện của Ngài, không nhất thiết là những dấu hiệu bên ngoài. Đức Chúa Trời có thể quyết định cho chúng ta những sự kiện, và khi nhìn lại, chúng ta có thể tìm thấy sự dẫn dắt của Ngài. Nhưng đó không phải là điều ta nên mong đợi. Ý định của Đức Chúa Trời phần lớn được học trong sự đấu tranh giữa đức tin và hoài nghi.
Đức Chúa Trời muốn chúng ta sống bởi những nguyên tắc Ngài đã đặt ra trong Kinh Thánh. Đức Chúa Trời quan tâm đến cách chúng ta sống ra sao cũng nhiều như Ngài quan tâm chúng ta làm gì. Không có nghĩa những gì chúng ta làm là không quan trọng, bởi vì hành động của chúng ta thể hiện sự trung tín của chúng ta đối với Đức Chúa Trời. Nhưng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời nghĩa là sống một cuộc sống vâng phục tất cả những gì mà Ngài đã bày tỏ cho chúng ta biết.
Đức Chúa Trời cũng ban cho chúng ta Lời của Ngài cùng với các lời khuyên từ những người tin kính khác để giúp cho chúng ta nhận biết ý muốn của Ngài.
(24:15) Rê-bê-ca là họ hàng với Y-sác như thế nào?
Rê-bê-ca là cháu của Y-sác, là con gái của cháu Áp-ra-ham (xem c.48). (Chú thích của người dịch: Cha của Rê-bê-ca gọi Áp-ra-ham là bác.)
(24:20) Mười con lạc đà thì uống bao nhiêu nước?
Rất nhiều! Tuy người đầy tớ chỉ xin chút nước cho chính mình. Cử chỉ của Rê-bê-ca thể hiện sự đặc biệt hiếu khách.
(24:22) Khoen vàng.
Khoen mũi, một loại trang sức thường thấy của phụ nữ ở vùng Trung Đông.
LIÊN KẾT KINH THÁNH (24:29) Rê-bê-ca có một người anh tên là La-ban.
Rê-bê-ca sau này đưa con trai mình là Gia-cốp đến sống với La-ban (27:43), và Gia-cốp cưới các con gái của ông là Lê-a và Ra-chên (29:14-30).
(24:34-49) Tại sao cần phải kể lại câu chuyện một lần nữa?
Trong cách kể chuyện Hê-bơ-rơ, sự lặp lại thường được dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện. Điều này đồng thời cũng được dùng để giúp cho người nghe nhớ được câu chuyện. Thông thường, câu chuyện lặp lại có khác biệt so với lần đầu nó được kể. Chi tiết thường được thêm vào để nhấn mạnh. Ở đây, câu chuyện được kể lại để làm rõ rằng Đức Chúa Trời đã hành động trong suốt sự kiện.
(24:50-51) Đây có phải là cách thông thường để tìm vợ không?
Cách Rê-bê-ca và Y-sác gặp nhau không phải là điển hình. Tình huống dẫn đến cuộc hôn nhân của họ được sự dàn xếp thiên thượng. Nhưng sự sắp xếp cưới hỏi giữa hai bên gia đình (Áp-ra-ham được đại diện bởi người đầy tớ) là theo phong tục.
(24:56) Tại sao người đầy tớ của Áp-ra-ham lại vội vả như thế?
Một số nói rằng người đầy tớ sợ mình đang cầm giữ lại ý muốn của Đức Chúa Trời, điều mà đã được làm rõ qua các sự kiện. Kết quả của những điều này không thể làm chậm trễ được. Số khác nói rằng người đầy tớ muốn quay về nhanh chóng để xem Áp-ra-ham còn sống hay không để có thể chứng kiến cuộc hôn nhân. Sự rời đi sớm của người đầy tớ trái với phong tục.
(24:58) Rê-bê-ca đang đồng ý với điều gì?
Sự thay đổi cực độ. Rê-bê-ca đang từ bỏ cuộc sống từ trước tới giờ của mình vì một người mà mình chưa bao giờ gặp. Cô đang rời khỏi quê hương, vùng đất tổ tiên của mình để đến với cuộc sống mới ở một vùng đất mới.
(24:60) Lời chúc phước này làm gì cho Rê-bê-ca?
Một số nói rằng nó khẳng định cho sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời trên toàn thể sự việc. Lời chúc phước này giống với ban phước mà Đức Chúa Trời cho Áp-ra-ham ở 22:17 – dòng dõi con sẽ chiếm được cổng thành quân địch. Nó cho thấy Đức Chúa Trời có chủ đích và thận trọng như thế nào khi đưa hai người họ đến gần với nhau. Số khác xem lời chúc phước này là một phong tục để tuyên bố sự phồn thịnh.
(24:65) Tại sao Rê-bê-ca lấy lúp và che mặt mình lại?
Một số nói rằng lúp che của Rê-bê-ca là từ bộ váy mùa hè với đủ phần vải để có thể trùm qua đầu và che mặt lại. Số khác thì nghĩ đó là khăn trùm đầu được dùng bởi các cô dâu trước khi đến trước sự hiện diện của chú rể. Dù thế nào đi chăng nữa, lúp che mặt là một phong tục cổ đại, chắc rằng tượng trưng cho sự khiêm nhã của cô dâu và sự phụ thuộc của cô ấy vào chú rể.
(24:67) Khi không có lễ cưới, điều gì làm cho cuộc hôn nhân này hợp pháp?
Sự đồng thuận giữa hai bên gia đình. Có thỏa thuận tài chính được định trước. Nghi lễ chính thức gồm có cô dâu từ nhà cha mình di chuyển đến chỗ ở của chú rể. Tiếp theo sau đó là tuần lễ ăn mừng tiệc cưới.
Comments