Đọc Sáng Thế Ký đoạn 22 tại đây.
(22:1) Đức Chúa Trời thử nghiệm Áp-ra-ham.
Xem Đức Chúa Trời có cần phải thử để biết được lòng của chúng ta không? (2 Sử Ký 32:31). Đồng thời xem mục: Tại sao thử thách lại đến với Gióp? (Gióp 23:10) và Tại sao Đức Chúa Trời lại thử chúng ta? (Thi thiên 81:7).
(22:2) Đức Chúa Trời có bao giờ yêu cầu chúng ta làm điều sai không?
Không. Nhưng Ngài sẽ thúc đẩy đến tận cùng giới hạn của chúng ta về sự cam kết đối với Ngài. Những từ đầu tiên của phân đoạn này – Sau các việc đó, Đức Chúa Trời thử nghiệm Áp-ra-ham – cho thấy Đức Chúa Trời không hề có ý định để cho việc dâng của lễ thiêu được thực hiện. Mục đích chính là cuộc thử nghiệm: Áp-ra-ham có thực sự tin cậy Đức Chúa Trời hay không?
Ngày nay chúng ta rất ngạc nhiên bởi điều này, vì chúng ta đã biết Kinh Thánh cảnh cáo rất mạnh về việc dùng trẻ em làm của lễ dâng (Lê. 20:1-5; 2 Vua. 23:10; Giê. 32:35). Đó là điều mà các thần linh dị giáo yêu cầu, chứ không phải Đức Chúa Trời thánh khiết của Y-sơ-ra-ên.
Bởi vì luật lệ Kinh Thánh chống lại việc dùng trẻ em làm sinh tế đến sau này, chúng ta không thể biết chắc được Áp-ra-ham đã hiểu nó như thế nào. Tuy vậy, Đức Chúa Trời đã định hình ý thức của Áp-ra-ham về các giá trị. Và yêu cầu này mâu thuẫn với Đức Chúa Trời mà ông biết đến cho tới thời điểm này. Nên Áp-ra-ham có thể đã đôi chút bối rối hoặc hoang mang bởi bản chất của lời phán đến từ Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, mối bận tâm chính của Áp-ra-ham rất rõ ràng: Ngài đang đòi hỏi ông phải từ bỏ đứa con trai được hứa cho mình.
Lời phán của Đức Chúa Trời rất cay đắng (ngay cả với người cổ đại). Nó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi nặng nề: Liệu chúng ta có trao trọn cả tương lai mình một cách mạnh dạn cho Đấng đã kêu gọi chúng ta? Hay chúng ta sẽ nghi ngờ Đức Chúa Trời và đặt niềm tin vào sự hiểu biết của chính mình?
Đức Chúa Trời của chúng ta không cần của lễ sống bằng xương máu, Ngài cần của lễ bằng tấm lòng. Điều Đức Chúa Trời muốn từ chúng ta là một tấm lòng vâng phục, sẵn sàng làm những gì Ngài yêu cầu.
(22:9) Y-sác đã phục tùng hay chống đối?
Hành vi của Y-sác không được đề cập tới. Nhưng sự im lặng có thể cho thấy rằng ông không chống cự. Theo truyền thống Do Thái, Y-sác đã làm của lễ một cách sẵn lòng và tự đặt mình lên bàn thờ.
(22:14) Tại sao Áp-ra-ham lại đặt tên mới cho địa điểm đó?
Bởi vì hành động lớn lao mà Đức Chúa Trời đã thực hiện ở tại đó. Tên gọi này sẽ là lời chứng về sự thành tín của Đức Chúa Trời cho thế hệ tương lai. Đức Chúa Trời thực sự đã Cung Ứng. Tên gọi Giê-hô-va Di-rê là một câu nói về Đức Chúa Trời trong Cửu Ước, có nghĩa là Đấng sẽ chu cấp cho.
(22:16-17) Lời hứa của Đức Chúa Trời có điều kiện sao?
Lời hứa có điều kiện, nghĩa là một người có thể nổ lực để nhận lãnh được thành tựu của lời hứa đó. Một số nói rằng Áp-ra-ham đã làm được điều đó: sự hy sinh của ông đã đưa kế hoạch của Đức Chúa Trời vào hoạt động. Số khác đề nghị rằng đức tin của Áp-ra-ham đang được thử thách, nhưng lời hứa của Đức Chúa Trời không phụ thuộc vào sự xác thực của thử thách đó. Lời hứa của Đức Chúa Trời là vô điều kiện, dựa trên sự thành tín của Ngài, chứ không phải trên sự trung tín của Áp-ra-ham.
(22:17) Đông như sao trời, nhiều như cát biển, …
Xem mục: Kinh Thánh có thể phóng đại mà vẫn đúng thực được không? (2 Sử. 1:9-15).
Comentarios