top of page
Ảnh của tác giảBầy Nhỏ

Giúp đọc Kinh Thánh - Sáng Thế Ký 17

Đã cập nhật: 10 thg 1, 2023

Đọc Sáng Thế Ký đoạn 17 tại đây.

(17:1) Đức Chúa Trời Toàn Năng

El Shaddai trong tiếng Hê-bơ-rơ. Một danh xưng đặc biệt cho Đức Chúa Trời được sử dụng sáu lần trong Sáng Thế Ký, có thể nghĩa là Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng.

(17:5) Tại sao Đức Chúa Trời lại đặt tên mới cho Áp-ram?

Đây là dấu ấn cuối cùng cho giao ước giữa Đức Chúa Trời và Áp ram. Trong văn hóa Hê-bơ-rơ cổ đại, tên gọi mang ý nghĩa rất quan trọng. Tên gọi phân biệt giai cấp địa vị của một người hoặc thậm chí hoàn cảnh định hình nên cuộc sống của họ. Tên gọi thường được thay đổi khi hoàn cảnh cuộc sống của họ thay đổi. Trong tình huống này, không có nhiều thay đổi trong ý nghĩa giữa Áp-ram và Áp-ra-ham (xem cước chú). Nhưng thay đổi này đã làm mới lại và củng cố lời hứa của Đức Chúa Trời, đồng thời nó cũng làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Áp-ra-ham và Đức Giê-hô-va.

(17:8) Ta sẽ ban cho con … toàn xứ Ca-na-an

(17:10) Tại sao Đức Chúa Trời phán phải chịu lễ cắt bì?

Lễ cắt bì thường được thực hành trong thế giới cổ đại như là một nghi thức để bước vào tuổi dậy thì hay cho việc cưới hỏi, nhưng có vẻ như điều này không được thực hành trong giới người Ca-na-an.
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã cho nghi lễ khác thường này một ý nghĩa mới khi Ngài yêu cầu Áp-ra-ham thực hiện chúng. Với Áp-ra-ham, lễ cắt bì làm dấu cho sự phụ thuộc, rằng ông thuộc về Đức Chúa Trời. Nó cũng là dấu cho sự cam kết, tượng trưng rằng chỉ có Đức Giê-hô-va không thôi là Đấng mà ông tin theo và phục tùng.
Một số nghĩ rằng nó tương tự một loại thề ước: “Nguyện tôi sẽ bị trục xuất khỏi dân chúng mình như da quy đầu tôi đã bị cắt đi, nếu như tôi không trung tín với Đức Giê-hô-va” (c. 14).
Theo nhiều cách, mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và Áp-ra-ham, được tượng trưng bởi lễ cắt bì, tương tự như giao ước của một cuộc hôn nhân. Cam kết Đức Chúa Trời đặt giữa người chồng và người vợ cho nhau cho thấy cam kết mà Đức Chúa Trời muốn từ Áp-ra-ham. Xuyên suốt Cựu Ước, Đức Chúa Trời mô tả chính Ngài như một người chồng đối với dân chúng của Ngài, và sự ngoại tình được dùng làm ẩn dụ cho sự thờ thần tượng và sự không trung tín của họ với Ngài (xem ví dụ như Ô-sê 2:16; 4:15).

(17:14) Bị trục xuất khỏi dân chúng

Xem Khai trừ khỏi sự hiện diện của Ta (Lê. 22:3).

(17:15) Sa-rai … Sa-ra

Cũng như Áp-ra-ham, thay đổi trong tên của Sa-ra có thể để củng cố ý nghĩa trong tên của bà hơn chính sự thay đổi tên gọi. Cả hai tên đều truyền đạt ý tưởng của một công chúa. Để biết thêm về sự thay đổi tên gọi, xem Tại sao Đức Chúa Trời lại đặt tên mới cho Áp-ram? (17:5).

(17:19) Tại sao lại đặt tên con trai là cười?

Một số nghĩ rằng để gợi nhớ Áp-ra-ham và Sa-ra về cách họ cười và không tin được khi nghe lời hứa của Đức Chúa Trời (c. 17, 18:12). Số khác đề nghị tên gọi này không phải để quở trách sự hoài nghi của họ, mà là một dấu hiệu cho niềm vui sướng của Đức Chúa Trời trên một gia đình qua đó sẽ đem đến sự cứu rỗi.

Comments


bottom of page