Đọc Sách Lê-vi Ký đoạn 26 tại 'đây'.
(26:1) Những trụ đá và hòn đá ở đây là gì?
Các từ này chỉ đến những tượng đài bằng đá được sử dụng trong việc thờ thần tượng. Chúng thường được khắc chữ và sử dụng làm biểu tượng cho những thần linh của ngoại giáo. Xem 2 Vua. 3:2.
(26:3-39) Sự vâng phục có mang lại thịnh vượng không? |
Không thể chối cãi về việc sống đúng có lợi ích của riêng nó. Khi con người phụng sự Đức Chúa Trời, đất nước được tận hưởng môi trường đạo đức và kinh tế tốt hơn khi không phụng sự Ngài. Những ai sống đời sống có kỷ luật của sự điều độ được hưởng lợi ích về sức khỏe và tài chính tốt hơn. Các công ty bảo hiểm quan sát những nguyên tắc chung này bằng việc định mức phí bảo hiểm căn cứ trên rủi ro của những lối sống nhất định. Tuy nhiên, đây là những nguyên tắc chung và không thể áp đặt cho những tình huống cụ thể. Ví dụ như Tân Ước đồng tình với những nguyên tắc này, nhưng khác biệt ở cách áp dụng. Tân Ước tái khẳng định Đức Chúa Trời trân trọng sự thuận phục và khinh miệt sự bất tuân. Nhưng khi Cựu Ước thúc giục rằng nhân cách của một người sẽ lập tức quyết định hoàn cảnh của họ, Tân Ước nói rằng nó sẽ rồi dẫn tới điều đó. Cựu Ước nói rằng người trung tín sẽ kinh nghiệm đời sống tốt ngay bây giờ; Tân Ước nói rằng họ rồi sẽ có được điều này trong nay mai (đó là, trên thiên đàng). Ở trọng tâm của Tân Ước là Đấng Christ, con người hoàn hảo duy nhất, người mà đời sống kết thúc trong đau đớn và ô nhục của thập tự giá. Ngài vô tội, nhưng lại bị Đức Chúa Trời bỏ rơi – khó có thể nói là hình ảnh của sự thịnh vượng và phước lành! Sứ đồ Phao Lô liệt kê một số điều mà không thể chia cắt tín đồ khỏi Đấng Christ (đói khát, trần truồng, vân vân) trong Rô-ma 8:35-39. Thật thú vị khi nhiều điều mà ông liệt kê đến từ những phân đoạn “nguyền rủa” của Lê-vi Ký 26 và Phục Truyền Luật Lệ Ký 28. Như vậy trong Tân Ước, sự vâng lời không đảm bảo rằng sẽ thoát khỏi những vấn đề thực tế. Tuy nhiên, điều được đảm bảo là an ninh về thuộc linh, bất kể những khó khăn thực tế. Đồng thời xem mục: Những ai vâng theo Đức Chúa Trời có được đảm bảo sẽ thành công không? (Phục. 28:2-6) và mục Tìm kiếm Đức Chúa Trời có đảm bảo được thành công không? (2 Sử. 26:5). |
(26:11) Nơi ngự
(26:14-33) Tại sao lại có hình phạt nặng nề đến vậy cho sự bất tuân?
Đây là mặt trái của lời hứa mà Đức Chúa Trời lập. Nếu sự vâng lời đem đến ơn phước, thì sự bất tuân sẽ mang lại hậu quả. Đức Chúa Trời đã quy định rõ ràng những điều này trong giao ước với con dân Ngài. Đồng thời xem mục Tại sao có hình phạt gắt gao đến vậy chỉ vì những phát ngôn trong cơn giận? (24:12-16) và mục Đức Chúa Trời sẽ xét xử thế giới như thế nào? (Ê-sai 66:15-16).
(26:18,21,24) Tại sao bảy lần?
Trong Kinh Thánh, con số bảy thưởng được dùng để chỉ sự hoàn thiện hay toàn vẹn. Xem mục Con số bảy có gì đặc biệt đến thế? (2 Sử. 29:21).
(26:28) Sự giận dữ của Đức Chúa Trời có khác gì với chúng ta?
Đức Chúa Trời không bao giờ nổi nóng mất kiểm soát, nhưng luôn luôn bình tĩnh. Cơn giận của Ngài là một phản ứng thích đáng đối với sự thiếu đức tin. Bởi vì Đức Chúa Trời là thánh khiết và công bình, Ngài không cho phép lối sống bất tuân từ dân Ngài.
(26:41) Làm thế nào để có thể thuận phục sự sửa phạt về tội ác mình?
Có thể được dịch là trả giá cho tội lỗi của mình, điều này có nghĩa là họ sẽ hoàn toàn chấp nhận những cắn rứt từ tội lỗi của họ. Chúng ta có thể nói là họ sẽ phải thú nhận những tội ấy. Điều này được thực hiện bởi sự ăn năn – khi tấm lòng không chịu cắt bì của chúng biết hạ xuống. Không phải bởi những đau đớn và tai ương mà Đức Chúa Trời phán xuống mà tội lỗi của họ được mua chuộc. Những điều đó đơn thuần là động lực để cho họ ăn năn. Vì Đức Chúa Trời tìm kiếm sự thay đổi trong tấm lòng, vào thời điểm đó Ngài dừng lại sự phán xét của Ngài.
(26:41) Tấm lòng không chịu cắt bì
Xem mục Để cắt bì lòng dạ có nghĩa là gì? (Giê. 4:4).
Comments