Đọc Sách Dân Số Ký tại 'đây'.
(2:3-4) Tại sao Giu-đa được kể đầu tiên?
Tuy ông là con trai thứ tư của Gia-cốp và Lê-a, Giu-đa được ban cho vị trí danh dự giữa các anh em của mình (xem Sáng. 49:8). Từ chi phái Giu-đa mà Đấng Mê-si-a đã đến (Ma-thi-ơ 1:2-3).
(2:17) Tại sao chúng ta cần phải quan tâm đến cách dân Y-sơ-ra-ên đóng trại và di chuyển?
Đôi lúc những chi tiết của các tường thuật lịch sử dường như chẳng có ý nghĩa gì đối với đọc giả vội vàng. Nhưng những bài học từ lịch sử có thể dạy chúng ta nhiều điều chứ không chỉ để giải đố cho vui. Ví dụ như trường hợp ở đây, chúng ta có thể thấy được giá trị mà Đức Chúa Trời đặt vào một xã hội có trật tự. Đây không phải là một đám đông lộn xộn đi qua hoang mạc, mà là quốc dân có tổ chức. Chúng ta cũng đồng thời thấy rằng Đức Chúa Trời đã đặt Ngài ở ngay chính giữa con dân của Ngài, với tất cả các bộ tộc đóng trại xung quanh Đền Tạm. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời đã đến gần với dân sự của Ngài hơn, đi xuống từ núi Si-na-i đến căn Lều bên ngoài trại quân (Xuất. 33:7-11) và cuối cùng vào Đền Tạm ở trong doanh trại.
(2:32) Làm thế nào đạo quân của dân Y-sơ-ra-ên lớn đến vậy, khi chỉ có 70 người bước vào Ai Cập?
Với lực lượng quân đội như vậy, tổng dân số của Y-sơ-ra-ên được ước chừng vào khoảng 2.5 triệu người. Xem mục Bao nhiêu người Y-sơ-ra-ên đã rời khỏi Ai Cập? (1:46). Con số tăng trưởng này thực sự rất đáng kinh ngạc, chỉ từ 70 người đã tiến vào Ai Cập 400 năm trước đó (Xuất. 1:5). Không thể có lời lý giải nào khác ngoài sự ứng nghiệm của lời hứa mà Đức Chúa Trời đã lập với con dân Ngài (Sáng. 12:2; 15:5).
(2:34) Tại sao lại có chỉ dẫn cụ thể đến vậy về vị trí các bộ tộc phải đóng trại và di chuyển theo?
Trật tự mà Đức Chúa Trời phán truyền có cùng mục đích như những ghế được đánh số trong sân vận động hay đá bóng: An ninh, hiệu quả và có tổ chức. Nếu không có điều này, người dân Y-sơ-ra-ên sẽ trở thành một đám đông hỗn loạn, thiếu tổ chức. Với điều này sẽ đem lại kỷ luật và nhân cách cần thiết để một quốc gia có thể chiến thắng trong chiến trường.
Comments