top of page
Ảnh của tác giảBầy Nhỏ

CHÚA CHÚNG TA 2-4: Pha-ri-si & Sa-đu-sê

Đã cập nhật: 7 thg 12

Làm thế nào tránh được bất đồng, xung đột, phe đảng, chia rẽ trong Hội Thánh?

Xung đột, phe đảng thường là vấn đề của giới lãnh đạo giáo hội nhiều hơn là của tín đồ. Dầu nguyên nhân là gì thì cũng ảnh hưởng xấu đến toàn thể Hội Thánh.

Bài học hôm nay giúp chúng ta nhận ra nguyên nhân chính và cách đối phó với nan đề nêu trên.

📖Link tài liệu Chúa Chúng Ta:

-----

⏱ 00:00 - Mở Đầu

⏱ 00:44 - Ôn Bài 2-3: Giăng Báp-tít Giảng Về Sự Ăn Năn

⏱ 03:37 - Bài 2-4: Pha-ri-si & Sa-đu-sê

⏱ 03:49 - Giới lãnh đạo tôn giáo đến gặp Giăng Báp-tít

⏱ 04:35 - Phái PHA-RI-SI

⏱ 05:02 - Chúa Giê-xu dạy về Truyền Thống và lòng Thanh Sạch Thật

⏱ 05:59 - Phái SA-ĐU-SÊ

⏱ 06:16 - Tòa Công Luận

⏱ 06:54 - Khác Biệt về Chính Trị và Xã Hội

⏱ 08:01 - Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm

⏱ 08:42 - Nguyên nhân gây nên tinh thần bè phái trong Hội Thánh

⏱ 09:57 - Giải pháp cho căn bệnh phe phái, chia rẻ trong Hội Thánh

⏱ 10:34 - Suy gẫm Kinh Thánh: Ê-phê-sô 4:13-16

-----

🎵Intro & Outro🎵: Good For The Soul - by Asher Fulero

🎶Ambient🎶: Drifting at 432 Hz - by Unicorn Heads

-----

Người Pha-ri-si và Sa-đu-sê

Trong câu chuyện đầu tiên của Năm Chuẩn Bị, các sách Phúc Âm cộng quan kể việc Giăng Báp-tít giảng dạy về Nước Thiên Đàng. Giăng kêu gọi mọi người ăn năn hối cải, để dọn tấm lòng của mình đón chào Chúa Cứu Thế, Vua Nước Thiên Đàng. Những người đến nghe Giăng giảng bày tỏ lòng ăn năn bằng cách xin Giăng làm lễ báp-têm cho mình. Trong số những người đến xin Giăng làm báp-têm, có cả những người lãnh đạo của các nhóm tôn giáo tại Giê-ru-sa-lem.

Người Pha-ri-si

Thời đó, đạo Do-thái có hai giáo phái chính, đó là giáo phái Pha-ri-si và giáo phái Sa-đu-sê. Phái Pha-ri-si tuân giữ Luật Môi-se rất nghiêm, cố gắng làm đúng từng li từng tí. Họ đã thêm vào Kinh thánh rất nhiều điều, rồi dạy và bắt buộc người ta tuân giữ y như giữ Luật Môi-se vậy. Dần dần, từ đời ông, đời cha, qua đời con cháu, họ dạy và tuân giữ TRUYỀN THỐNG của loài người hơn là chính Kinh thánh.

Trong Ma-thi-ơ 15:1-20, Chúa Giê-xu chỉ ra sai lầm tai hại của người Pha-ri-si. Họ xem việc rửa tay trước khi ăn là TRUYỀN THỐNG, bắt buộc phải tuân giữ y như Kinh Thánh. Rửa tay trước khi ăn là thói quen rất tốt, vì giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh tật. Nhưng người Pha-ri-si làm việc này chỉ như một nghi thức tôn giáo. Khi rửa tay trở nên một nghi thức tôn giáo bắt buộc phải làm, người ta sẽ lầm tưởng rằng nghi thức rửa tay bên ngoài khiến bên trong lòng người ta cũng được sạch. Chúa Giê-xu dạy để được thanh sạch, chúng ta phải rửa sạch tấm lòng chứ không phải là tắm rửa thân thể bề ngoài. Nghi thức rửa tay trước khi ăn của người Pha-ri-si, hay phép báp-têm của Giăng đều không giúp cho một người được Đức Chúa Trời thánh khiết chấp nhận. Họ cần phải thay đổi thái độ đối với tội lỗi từ bên trong tấm lòng, đó là ăn năn, từ bỏ đời sống cũ mà quay về với Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu dạy người được vào Nước Thiên Đàng là người ăn năn, hối cải, chứ không phải là người giữ truyền thống của giáo hội.

Người Sa-đu-sê

Giáo phái Sa-đu-sê chống lại Truyền Thống. Họ phản đối truyền thống tôn giáo của người Pha-ri-si theo cách rất tiêu cực, lạnh lùng và đầy tinh thần thế gian. Họ chế nhạo niềm tin của người Pha-ri-si mạnh đến nổi trở nên cực đoan, phủ nhận luôn một số giáo lý của Kinh thánh. Trong Công Vụ. 23:6-10, kể lại cuộc khẩu chiến về niềm tin của hai giáo phái này. Lúc ấy, Phao-lô bị đem ra xét xử trước Tòa Công Luận, tòa án tối cao của dân Do-thái. Tòa Công Luận gồm những người lãnh đạo tôn giáo, đại diện cho dân Do-thái, phần lớn thuộc về giáo phái Pha-ri-si Sa-đu-sê. Khi Phao-lô đưa ra vấn đề sự sống lại của người đã chết, hai phe Pha-ri-siSa-đu-sê đã cải nhau nẩy lửa. Vụ xét xử biến trở thành cuộc nội chiến dữ dội của Tòa Công Luận.

Tuy cùng là những người lãnh đạo tôn giáo Do-thái, người Pha-ri-si và người Sa-đu-sê thù nghịch nhau vì những khác biệt trong đức tin. Ngoài tôn giáo ra, họ còn có những khác biệt nữa về chính trị và xã hội. Pha-ri-si lãnh đạo tầng lớp bình dân, Sa-du-sê ngược lại, là nhóm người có số lượng ít hơn, thuộc giai cấp thượng lưu. Phái Pha-ri-si thù ghét đế quốc La-mã và chống lại quyền cai trị của vua Hê-rốt. Phái Sa-đu-sê thì thân thiện, cởi mở với người La-mã và ủng hộ vua Hê-rốt. Pha-ri-si được dân chúng tín nhiệm hơn và chiếm số đông trong tòa Công Luận. Còn Sa-đu-sê dầu ít hơn nhưng luôn luôn nắm quyền kiểm soát Tòa Công Luận.

Sa-đu-sê là đảng phái của các thầy tế lễ. Mà người đứng đầu Tòa Công Luận phải là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm. Theo Kinh thánh, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm được Đức Chúa Trời ban cho uy quyền thuộc linh cao nhất. Vì thế, để kiểm soát được dân chúng, nhà cầm quyền đế quốc La-mã nắm toàn quyền bổ nhiệm Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm. Giới thầy tế lễ được hưởng đặc quyền đặc lợi đã biến Do-thái giáo thành một tôn giáo thực dụng, mưu cầu danh lợi hơn là tìm kiếm Đức Chúa Trời.

Chúng ta không thể xóa bỏ những khác biệt trong dân sự của Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta chắc rằng Đức Chúa Trời không muốn có nhiều phe phái chống đối nhau trong Hội Thánh. Loài người thường đấu đá nhau do tranh chấp quyền lợi. Nhưng tinh thần bè phái trong Hội Thánh là do thiếu hiểu biết Lời Chúa. 1 Cô-rinh-tô 3:1 dạy chia rẻ và xung đột là dấu hiệu có quá nhiều “trẻ sơ sinh trong Đấng Christ”, chưa trưởng thành trong việc làm theo Lời Chúa.

Phục Truyền. 4:2 nhắc nhở, người thiếu hiểu biết Lời Chúa rất dễ phạm phải hai lỗi lầm nghiêm trọng. Một là thêm vào Lời Chúa như người Pha-ri-si. Hai là bỏ bớt Lời Chúa như người Sa-đu-sê. Khải Huyền 22:18-19 cảnh cáo: “Nếu ai thêm gì vào những lời nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy những tai họa đã ghi trong sách nầy. Còn nếu ai bớt điều gì trong các lời của sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần của người ấy về cây sự sống và thành thánh đã được ghi trong sách nầy.”

Theo Ê-phê-sô 4:1-3 chúng ta xin Chúa chữa trị căn bệnh phe phái và chia rẻ trong Hội Thánh hiện nay.

  • Xin Chúa Thánh Linh dùng dây hòa bình nối kết chúng ta nên một.

  • Xin Chúa Thánh Linh giúp chúng ta đối xử với nhau bằng khiêm nhu, mềm mại, nhẫn nhục, chịu đựng lẫn nhau, yêu thương.

Chúng ta hãy suy gẫm Ê-phê-sô 4:13-16, trong tinh thần cầu nguyện và khiêm nhường. Chúa không muốn chúng ta như trẻ con, bị “cuốn theo luồng gió học thuyết” vào các cuộc tranh chấp vô ích. “Nhưng Ngài muốn chúng ta nói ra sự thật trong tình yêu thương, để chúng ta được tăng trưởng trong mọi phương diện hướng đến Đấng Christ. Nhờ Ngài mà cả thân thể kết hợp và gắn chặt với nhau. Chúng ta góp phần để thân thể được tăng trưởng, và tự gây dựng trong tình yêu thương.”


Comments


bottom of page