Vì sao Kinh Thánh có đến bốn sách nói về cuộc đời và chức vụ của Chúa Giê-xu?
Nhiều người thắc mắc vì sao Kinh Thánh có đến bốn sách nói về cuộc đời và chức vụ của Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Nhiều tín đồ còn bối rối vì thấy những câu chuyện trong các sách Phúc Âm có vẻ mâu thuẩn với nhau.
Bài học hôm nay cho thấy Đức Thánh Linh đã dùng bốn sách Phúc Âm để đem đến ơn ích cho chúng ta như thế nào. Học viên còn được học phương pháp đối chiếu để nhận được những ơn ích ấy trọn vẹn hơn.
📖Link tài liệu Chúa Chúng Ta: https://drive.google.com/drive/folders/1mjaOgwwPV4JmB_AkT-v_k4AUifZeESH5?usp=sharing
-----
⏱ 00:00 - Mở Đầu - Phần 2: Năm Chuẩn Bị
⏱ 00:20 - Ôn Bài 1-22: Thời Niên Thiếu Của Chúa Giê-xu
⏱ 03:51 - Bài 2-1: Đối Chiếu Phúc Âm
⏱ 04:32 - Bốn Sách Phúc Âm
⏱ 05:16 - Phương Pháp Đối Chiếu
⏱ 07:28 - Đối chiếu học 1 CHỦ ĐỀ
⏱ 07:51 - Những câu chuyện trong NĂM CHUẨN BỊ
⏱ 08:22 - Tin Lành Cộng Quan
⏱ 09:00 - Đối chiếu học 1 CÂU CHUYỆN
⏱ 10:00 - Đối chiếu học 1 GIAI ĐOẠN
⏱ 10:40 - Cách nhìn của MA-THI-Ơ
⏱ 11:15 - Cách nhìn của LU-CA
⏱ 11:53 - Kết Luận: Bức Tranh Toàn Cảnh
-----
🎵Intro & Outro🎵: Good For The Soul - by Asher Fulero
🎶Ambient🎶: Drifting at 432 Hz - by Unicorn Heads
-----
ĐỐI CHIẾU CÁC SÁCH TIN LÀNH
Đức Chúa Trời ban cho hai mắt, để chúng ta tận hưởng thế giới trong không gian ba chiều (3D). Người chỉ có một mắt không thể thấy được chiều sâu và vẻ đẹp của thế giới. Đối với họ, tất cả đều phẳng lì như một tấm hình. Cũng vậy, Chúa ban cho chúng ta đến BỐN sách Phúc Âm. Bốn đôi mắt có bốn cái nhìn khác nhau về cuộc đời Chúa Giê-xu, khiến chúng ta thấy mọi việc rõ ràng, sắc nét. Để hưởng được nhiều phúc lợi khi học về cuộc đời của Chúa, chúng ta cần dùng PHƯƠNG PHÁP ĐỐI CHIẾU. Với cách này, chúng ta nghiên cứu cả bốn sách Phúc Âm để thấy được toàn thể câu chuyện; nhờ đó, đời sống và chức vụ Chúa Giê-xu sâu sắc và ý nghĩa hơn.
Phương Pháp Đối Chiếu có thể dùng để học một CHỦ ĐỀ, một CÂU CHUYỆN, hoặc học cả một GIAI ĐOẠN trong cuộc đời Chúa Giê-xu. Ví dụ với CHỦ ĐỀ Tác Giả Sách Phúc Âm Đầu Tiên, chúng ta đã biết ông có tên là Ma-thi-ơ, một môn đồ của Chúa Giê-xu từng làm nghề thu thuế. Ma-thi-ơ là tên Hy-lạp, được nhiều người biết. Nhưng nếu đối chiếu Ma-thi-ơ 9:9 với Mác 2:13-14, chúng ta sẽ biết ông có một tên nữa bằng tiếng Hi-bá, đó là Lê-vi.
Về những câu chuyện, chúng ta sẽ tiếp tục qua GIAI ĐOẠN HAI trong NĂM GIAI ĐOẠN của Cuộc đời Chúa Cứu Thế theo Phúc Âm Ma-thi-ơ, đó là NĂM CHUẨN BỊ trong ba năm chức vụ của Chúa. Ma-thi-ơ ghi nhận ba câu chuyện trong Năm Chuẩn bị: Chức vụ Của Giăng Báp-tít (Mat. 3:1-12); Chúa Giê-xu Chịu Báp-têm (Mat. 3:13-17); và Chúa Giê-xu Chịu Cám Dỗ (Mat. 4:1-11). Bằng cách đối chiếu, chúng ta biết Mác và Lu-ca cũng kể ba câu chuyện như Ma-thi-ơ, còn Phúc Âm Giăng thì lại không kể một chuyện nào trong số đó cả. Vì các sách Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca có chung nhiều câu chuyện nên ba sách này được gọi Tin Lành CỘNG QUAN. Từ này có nghĩa là ba sách Phúc Âm này có chung một cái nhìn, còn Giăng có một cách nhìn khác về cuộc đời của Chúa Cứu Thế.
Tuy có cùng những câu chuyện, nhưng các sách Tin Lành Cộng Quan kể không hoàn toàn giống nhau. Mỗi Phúc Âm có cách nhìn khác khi kể cùng một câu chuyện. Khi đối chiếu các câu chuyện đó với nhau, chúng ta học được nhiều chi tiết quý giá trong cuộc đời Chúa Giê-xu. Ví dụ trong CÂU CHUYỆN Chúa Chịu Cám Dỗ, nếu đối chiếu cả ba sách Phúc Âm cộng quan, chúng ta biết trong hoang mạc không phải chỉ có một mình Chúa Giê-xu với Sa-tan, nhưng ở đó còn có Thánh Linh, thiên sứ và cả thú rừng nữa. Những chi tiết cho thấy ý nghĩa sự cám dỗ Chúa Giê-xu chịu như là một người khởi đầu một dòng nhân loại mới.
Phương Pháp Đối Chiếu không chỉ áp dụng trong việc nghiên cứu chủ đề hay câu chuyện, mà còn giúp ích rất nhiều cho việc học hiểu cả một GIAI ĐOẠN trong cuộc đời Chúa Giê-xu. Ví dụ nếu chỉ học sách Mác hoặc sách Giăng, chúng ta sẽ không biết gì hết về thời thơ ấu và niên thiếu của Chúa Giê-xu. Ma-thi-ơ và Lu-ca có nói về giai đoạn này, nhưng nếu học hai sách này riêng ra, chúng ta không thể hiểu đầy đủ toàn bộ câu chuyện. Nhờ cách đối chiếu, chúng ta có thể sắp xếp những câu chuyện trong GIAI ĐOẠN THƠ ẤU và NIÊN THIẾU của Chúa Giê-xu theo đúng THỨ TỰ THỜI GIAN. Những câu chuyện hay sự kiện dưới đây rút ra từ Ma-thi-ơ và Lu-ca đã được sắp xếp lại sẽ cho chúng ta có một bức tranh toàn cảnh về thời thơ ấu và niên thiếu của Chúa chúng ta.
Thiên sứ báo tin cho Ma-ri biết sự ra đời của Chúa Giê-xu (LU-CA).
Ma-ri đến Giu-đê thăm Ê-li-sa-bét (LU-CA).
Thiên sứ báo cho Giô-sép biết sự ra đời của Chúa Giê-xu (MA-THI-Ơ).
Chúa Giê-xu giáng sinh và chuyến viếng thăm của các mục đồng tại máng cỏ ở Bết-lê-hem (LU-CA).
33 ngày tinh sạch của Ma-ri (LU-CA).
Giô-sép, Ma-ri và em bé Giê-xu từ Bết-lê-hem lên Giê-ru-sa-lem và trở về (LU-CA).
Các nhà thông thái đến nhà thăm Chúa Giê-xu tại Bết-lê-hem (MA-THI-Ơ).
Chúa Giê-xu và cha mẹ lánh qua Ai Cập (MA-THI-Ơ).
Hê-rốt Đại vương tàn sát con trẻ tại Bết-lê-hem (MA-THI-Ơ).
Giô-sép, Ma-ri và thiếu niên Giê-xu lên đền thờ Giê-ru-sa-lem khi Chúa được 12 tuổi (LU-CA).
Cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta một món quà vô giá là Bốn Sách Phúc Âm. Để nhận được nhiều ích lợi từ món quà này, chúng ta cần học kỹ Phương Pháp Đối Chiếu. Không dùng cách đối chiếu, rất khó hiểu biết đúng đắn về cuộc đời Chúa Giê-xu. Xin Chúa Thánh Linh giúp chúng ta áp dụng Phương Pháp Đối Chiếu các sách Phúc Âm với nhau ngày càng hiệu quả hơn.
Comments