top of page
Ảnh của tác giảBầy Nhỏ

CHÚA CHÚNG TA 1-12: Gia Phả Chúa Chúng Ta

Đã cập nhật: 24 thg 2

Tại sao Chúa Cứu Thế của cả nhân loại lại là một người Do Thái?

Theo cách viết tiểu sử của một vị vua, Ma-thi-ơ mở đầu sách phúc âm của mình bằng bản gia phả của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Gia phả của Chúa Chúng ta cho thấy tầm quan trọng của việc Ngài được sinh ra là một người Do Thái.

Với bài 12, học gia phả của Chúa Giê-xu còn giúp chúng ta nhận biết Đức Chúa Trời thành tín, Ngài luôn luôn thực hiện lời hứa của Ngài dành cho mỗi người chúng ta.

-----

  • 00:00 - Mở Đầu

  • 00:26 - Ôn bài 11: Báo Tin Vua Ra Đời

  • 04:11 - Lời Hứa về Nước Trời: Ma-thi-ơ 1:1-17

  • 08:01 - 1. Áp-ra-ham – 1:2-6a

  • 09:08 - 2. Đa-vít – 1:6b-11

  • 10:15 - 3. Ba-by-lôn – 1:12-16a

  • 11:12 - 4. Chúa Cứu Thế – 1:16b

  • 12:01 - Lời Hứa về Nước Trời được thực hiện

  • 13:57 - Đức Chúa Trời và lời hứa của Ngài – Rô-ma 8:28

-----

Intro & Outro 🎜: Good For The Soul - by Asher Fulero

Ambient 🎜: Drifting at 432 Hz - by Unicorn Heads

-----

Gia Phả Chúa Chúng Ta

Người Do Thái lưu giữ trong phòng hộ tịch tài liệu về tổ tiên dòng họ chính xác đến hàng ngàn năm. Các sách Phúc Âm cũng có ghi lại hai bản gia phổ của Chúa Giê-xu. Một của mẹ Chúa Giê-xu là Ma-ri, do Lu-ca ghi lại. Bản kia của Giô-sép, cha nuôi của Chúa Giê-xu, do Ma-thi-ơ ghi lại. Hai bản gia phổ đều ghi tên Giô-sép,  vì người Do Thái luôn luôn viết gia phổ người phụ nữ dưới tên chồng. Theo luật lệ Do Thái, bản gia phổ của Giô-sép ghi trong Ma-thi-ơ quan trọng hơn, vì ông là người giám hộ hợp pháp của Chúa Giê-xu.

Trong Ma-thi-ơ 1:1-17, ngoài câu 1 giới thiệu mở đầu, và câu 17, kết luận tóm tắt, phần gia phổ được chia làm bốn nhóm. Trong ba nhóm đầu, Ma-thi-ơ không ghi tên tất cả các tổ tiên của Chúa Cứu Thế, mà chỉ kể ra 14 đời trong mỗi nhóm. Ông chọn một tên chính để đại diện cho mỗi nhóm: Áp-ra-ham; Đa-vít; Ba-by-lôn và Chúa Cứu Thế. Với chủ đề là LỜI HỨA VỀ NƯỚC TRỜI, bốn nhóm này là 4 thời kỳ mà lời hứa về nước Trời được mở dần ra và được thực hiện toàn vẹn nơi vị vua chân chính là Chúa Cứu Thế Giê-xu.

ÁP-RA-HAM là tổ phụ của Chúa Cứu Thế. 2000 năm trước Chúa Cứu Thế, ông được chọn để nhận LỜI HỨA về NƯỚC TRỜI (Sáng-thế Ký 17:5,6). Tin lời hứa của Đức Chúa Trời, Áp-ra-ham bỏ quê hương ra đi đến miền đất hứa. Thế nhưng mãi cho đến khi Áp-ra-ham qua đời, ông chỉ có một con trai vẫn còn sống đời du mục lang thang, không đất, không nhà. Giai đoạn này trong Gia phổ được gọi là NƯỚC CỦA LỜI HỨA.

Giai đoạn tiếp theo bắt đầu với ĐA-VÍT, người được Chúa hứa cho khởi đầu một dòng vua cai trị đời đời trên Y-sơ-ra-ên (Thi-thiên 89:3-4). Ông lên ngôi vào khoảng năm 1000 T.C. Tất cả 14 tổ phụ ghi tên trong phần này đều là vua. Đây là giai đoạn NƯỚC TẠM THỜI. Lời hứa về nước Trời vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn.

Phần 3 gia phổ bắt đầu với Ba-by-lôn, không phải tên một tổ phụ, mà là tên vùng lãnh thổ, nơi dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày. Khoảng năm 600 T.C. các vua dòng họ Đa-vít đã tàn ác đến nổi Đức Chúa Trời phải trừng phạt nước của họ. Ông vua cuối cùng đã bị bắt đày qua Ba-by-lôn, ngai vàng bị bỏ trống. Phần này có tiêu đề là NƯỚC BỊ TRỪNG PHẠT.

CHÚA CỨU THẾ đã đến thiết lập NƯỚC TRỜI. 2000 năm sau khi lời hứa về nước Trời được công bố, 1000 năm sau khi lời hứa về ngôi nước đời đời dòng Đa-vít được thiết lập, 600 năm ngai vàng bị bỏ trống, thì nay, vị VUA CHÂN CHÍNH đã đến. Lời hứa về Nước Trời đã được thực hiện trọn vẹn. Chúa Cứu Thế mở ra một kỉ nguyên mới, đó là thời kỳ NƯỚC TOÀN HẢO.

Gia phổ trong Ma-thi-ơ cho thấy Lời hứa về Nước Trời đã được thực hiện đầy đủ, chậm, nhưng chắc chắn qua từng giai đoạn trong suốt 2000 năm. Điều này dạy chúng ta về Đức Chúa Trời và về lời hứa của Ngài. Đức Chúa Trời thành tín và vĩ đại luôn luôn giữ lời hứa dù đôi khi chúng ta tưởng chừng như Ngài “chậm trễ”. Không một điều gì có thể cản trở Đức Chúa Trời thực hiện lời Ngài đã hứa. Là người theo Chúa, chúng ta tin cậy Đức Chúa Trời và yên nghỉ trên lời hứa của Ngài. Đức tin này sẽ sản sinh trong chúng ta lòng biết ơn, bình an, hy vọng, nhẫn nại và vui mừng.


Comentarios


bottom of page